VĂN VIỆT
Dự án Chuyển
đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) đang hoàn thành nhiều hạng mục quan trọng trong
năm đầu tiên ở tỉnh Lâm Đồng, tập trung trên 8 địa bàn Đà
Lạt, Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc và Bảo Lâm, làm
cơ sở phấn đấu đến năm 2020 sẽ thu hút 14.700 hộ nông dân tham gia phát triển khoảng
16.000ha diện tích cà phê bền vững.
Khảo sát, xác định vùng dự án
Với tổng
nguồn vốn hơn 9,1 triệu USD, Dự án VnSAT Việt Nam tại Lâm Đồng chính thức triển
khai từ đầu năm 2016 và thông qua kế hoạch hoạt động đến hết năm 2020, gồm hợp
phần phát triển cà phê bền vững (hơn 8,5 triệu USD) và hợp phần quản lý dự án (
hơn 640 ngàn USD). Theo Ban Quản lý Dự án VnSAT ( PPMU) trực thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, 9 tháng đầu năm 2016, qua thu thập, điều tra các thông tin liên quan đến
tình hình sản xuất cà phê, PPMU
Lâm Đồng xác định 35 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, thành phố nói trên
với diện tích 16.000ha cà phê và 14.700 hộ nông dân tham gia dự án. Đã tổ chức những
hình thức đào tạo, tập huấn gồm: 3 hội thảo giới thiệu dự án và 3 khóa đào tạo
TOT (đào tạo tập huấn viên) tại 3 cụm Đà
Lạt, Bảo Lộc và Lâm Hà cho hơn 100cán bộ kỹ thuật, khuyến nông viên cơ sở.
PPMU Lâm Đồng đang sử dụng những học viên TOT được cấp
giấy chứng nhận để tiếp tục đào tạo 58 khóa FFS (tập huấn hiện trường) cho hơn 2.700 nông dân
tại các xã dự án về ácc nội dung sản xuất, tái canh cà phê bền vững. Cùng lúc
đó, PPMU Lâm Đồng soạn thảo, in ấn cấp phát 5.000 tờ rơi giới thiệu về dự án VnSAT
đến những người nông dân tham gia tập huấn, đào tạo, hội thảo. Hiện PPMU Lâm
Đồng đang trình UBND tỉnh Lâm Đồng phê
duyệt đầu tư nâng cấp vườn ươm giống cà phê cao sản tại thôn 13, xã Lộc Thành
huyện Bảo Lâm...
Tăng thêm thu nhập 15 triệu đồng/ha/năm
Giai
đoạn 5 năm tới, các hoạt động chính của
VnSAT Lâm Đồng thực hiện khoảng 15 khóa đào tạo TOT và gần 600 khóa FFS tại 150 điểm sản xuất, tái canh cà phê bền
vững. Thông qua đó, PPMU xây dựng khoảng 80 mô hình trình diễn và chuyển giao
công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đồng thời thành lập hơn 20 tổ/nhóm nông
dân và hợp tác xã tại các xã vùng dự án, hàng năm tổ chức các cuộc họp để thảo
luận về kế hoạch tổ chức, quản lý, thực hiện.
Cụ thể,
trong phần kinh phí khoảng 80ngàn USD, các hoạt động nâng cao năng lực cho tổ/nhóm
và hợp tác xã được PPMU tổ chức 12 khóa đào tạo, tập huấn về tổ chức và quản lý
mô hình kinh tế hợp tác. Bên cạnh đó, dự án tài trợ tối đa 60% cho hàng hóa,
thiết bị (máy sấy, máy sơ chế) và tỷ lệ không quá 80% giá trị xây lắp khoảng 80
nhà kho, sân phơi cà phê, góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch. Về 13- 15 vườn
ươm giống cà phê, dự án hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng, tập huấn kỹ thuật nhân
giống, hoàn tất các thủ tục chứng nhận tiêu chuẩn, chất lượng vườn ươm. Ngoài
ra, dự án thực hiện khoảng 10 - 15 công trình đường giao thông nông thôn, dự
toán khoảng 3 - 4 tỷ đồng/công trình,
phục vụ sản xuất cho hộ gia đình thành viên hợp tác xã và tổ/nhóm nông dân.
PPMU Lâm
Đồng cũng đặt ra nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chuyên môn giúp nông dân
trong vùng dự án tăng cường giám sát và quản lý dịch hại trên cây cà phê. Như
đã ký kết hợp đồng trách nhiệm với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm
Đồng hàng năm thu thập mẫu bệnh, mẫu đất trồng cà phê đưa đi phân tích, làm căn
cứ áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, gắn với các hoạt động tập huấn, hội
thảo khuyến cáo...với tổng tinh phí 35 ngàn USD/5 năm. Hoặc trong mức kinh phí
45 ngàn USD/5 năm, PPMU Lâm Đồng còn ký kết hợp đồng trách nhiệm với đơn vị
chuyên môn thực hiện khảo sát, thu thập phân tích mẫu đất, sau đó thông tin kết
quả cho nông dân trong vùng dự án áp dụng các chế độ dinh dưỡng cần thiết cho
cây cà phê.
Đặc
biệt, PPMU Lâm Đồng xác định việc phối hợp với Ngân hàng BIDV và các ngân hàng
thương mại từ cấp huyện đến cấp tỉnh, nhằm giám sát việc thực hiện chương trình
tín dụng cho tái canh cà phê là nhiệm vụ thường xuyên. Và cùng với sự hỗ trợ
chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, PPMU Lâm Đồng
tuyển chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực để cập nhật quy hoạch phát triển cà phê
bền vững và tái canh cà phê trong 5 năm thực hiện VnSAT.
“Những
nhiệm vụ nêu trên, VnSAT Lâm Đồng đều hướng mục đích giúp nông dân áp dụng các
kỹ thuật và công nghệ mới canh tác cà phê theo tiêu chuẩn bền vững, phấn đấu
đạt lợi nhuận tăng thêm khoảng 15 triệu đồng/ha đến năm 2020”- PPMU Lâm Đồng
nhận định./.
THANG 10/2016