VĂN VIỆT
Khi những cây anh đào
Nhật Bản đồng loạt kết nụ, trút lá ngủ đông giữa Thung lũng Mười Lời thì chủ vườn
Bùi Văn Sang mới chính thức khẳng định rằng, trên đất phố hoa Đà Lạt không chỉ dừng lại ở việc ghép tạo thành công để trồng đại trà các loại hoa đào giống mới như: bích đào,
hồng đào, liễu đào, bạch đào…
Sắp ghép đào Nhật với đào Đà Lạt
Sắp sửa đến dịp cuối năm 2015 đón Noel, chủ vườn Bùi
Văn Sang đưa tôi vào bên trong Thung
lũng Mười Lời để chiêm ngưỡng hoa đào Nhật Bản đang kết nụ, ngủ đông. Đi dưới
vòm cây bích đào, hồng đào, liễu đào, bạch đào…mang nhãn hiệu độc quyền Mười
Lời, Đà Lạt, Sang hướng dẫn tôi ngồi xuống để xem cận cảnh 4 dáng cây anh đào
Nhật Bản đang bám rễ trong 4 chậu giá thể phối trộn đặc biệt. Mới nhìn qua lớp vỏ
cây đào Nhật Bản có màu vàng nâu, nổi lên những đường vân lốm đốm giống như vỏ
cây mai anh đào Đà Lạt. Tôi thắc mắc trước cây anh đào Nhật Bản không phát
triển nhanh chiều cao mà lại tỏa tán theo chiều rộng, anh Sang nói phải cắt ngang
phần đọt non để cây đâm chồi, nẩy lá theo mong muốn của mình. Đó là mong muốn khi
cây anh đào Nhật Bản chứng tỏ sự thích nghi với thời tiết, môi trường Đà Lạt,
đạt các yêu cầu sinh trưởng về chiều cao, kích thước của gốc, thân, cành, số
búp lá non xanh tốt hàng ngày… sẽ được chọn ra những chồi mới để ghép với gốc
cây anh đào bản địa lâu năm của Đà Lạt. Và giai đoạn tiếp theo là sau khi ghép
thành công thân cây anh đào Nhật Bản “sống đời” với gốc cây anh đào Đà Lạt, sẽ
“nhân bản” hàng loạt trồng trên các đường phố chính, công viên và thậm chí trên
sân vườn của từng hộ gia đình hàng năm khi xuân sang được ngắm những khoảng
trời trắng hồng của hoa anh đào Nhật phối cảnh bên sắc đỏ hồng của mai anh đào
Đà Lạt.
Tôi thử đo đạc bằng gang tay thì trung bình ở mỗi gốc
cây anh đào Nhật Bản đang chăm nuôi ở Thung lũng Mười Lời chỉ áng chừng cao trên
dưới 0,5m từ mặt đất trong chậu; phát triển từ 2- 5 cành với chiều dài mỗi cành
từ 0,4m đến 0,5m. Đang lúc cây vừa trút hết lá ngủ đông, nổi lên trên từng mắt
lá lác đác những chùm nụ to bằng chiếc đầu đũa mà Sang hy vọng sẽ bung nở lứa
hoa đầu tiên đón xuân Bính Thân Đà Lạt năm 2016. Khi hỏi 4 cây anh đào Nhật Bản
này chăm sóc bao lâu rồi ở Thung lũng Mười Lời, Sang nói cách đây khoảng nửa
năm, một cán bộ lãnh đạo của thành phố Đà Lạt đi công tác Nhật Bản đã cẩn thận đóng
trong thùng giấy carton mang về. Ngay chiều hôm đó, Sang giữ nguyên từng bầu
cây bọc ni lông cho tiếp đất trong vườn rồi lấy mẫu giá thể đưa đi phân tích. Mấy
ngày sau có kết quả chi tiết thành phần trong hỗn hợp giá thể trong cây anh đào
Nhật Bản, Sang ứng dụng phối trộn các nguyên liệu hữu cơ phù hợp với điều kiện
nhiệt độ nắng- mưa của Đà Lạt. “ Sau 6 tháng với chế độ nuôi dưỡng của Thung
lũng Mười Lời, mỗi cây hoa đào Đà Lạt chỉ ức chế tăng chiều cao thêm trên dưới
0,2m; phần lớn tập trung dinh dưỡng cho phát tán cành lá, mầm chồi chuẩn bị ghép nhân giống trong đầu mùa mưa năm 2016.
Đây là giống cây anh đào Nhật thân gỗ cứng nên có nhiều khả năng ghép thành
công với cây anh đào Đà Lạt với tỷ lệ cao…”- Sang cho biết.
Tưới đá lạnh
cho anh đào Nhật thân nước
Từ vị trí 4 cây anh đào Nhật Bản đưa về từ Nhật, Sang
dẫn tôi đi qua nhiều hàng cây hoa “anh đào Mười Lời” để tiếp xúc với 3 cây anh
đào yoshino của Nhật sinh trưởng từ bang North Carolina thuộc phía Nam nước Mỹ.
Định canh ở Thung lũng Mười Lời gần 2 tháng, anh đào yoshino của Nhật đang tạo
ra những nhánh rễ mới hút đủ chất dinh dưỡng đưa lên nuôi thân, cành, lá; mỗi
cây với chiều cao hơn 1,5m tính từ mặt bồn giá thể. Và trong 1 tháng đầu đông
vừa qua, 3 cây anh đào yoshino ở đây đã rụng lá tự nhiên trên tất cả các thân
cành, chứng tỏ đã nhanh “làm quen” với môi trường mới ở Đà Lạt. Chủ vườn Bùi
Văn Sang nói tiếp về kỹ thuật chăm bón 3 cây anh đào yoshino của mình là: “Tạo
giá thể bằng nguyên liệu gỗ mục xay nhỏ trộn với lớp đất lấy trên bề mặt trong
Thung lũng Mười Lời, cùng với một lượng phân chuồng tương ứng, dồn đổ chung vào
một hộc đất ( lót bao tải, kè thanh gỗ) có chiều dài, chiều rộng và chiều cao đều
là 1m. Hàng ngày vào mỗi buổi chiều mùa đông Đà Lạt đều đặn tưới đá lạnh dưới
từng gốc cây để giảm nhiệt độ trong đất xuống từ 0 độ trở đi…”
Được biết, 3 cây anh đào yoshino nêu trên do ông Trần
Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam tại New York tặng UBND thành
phố Đà Lạt, sau đó được bàn giao cho Thung lũng Mười Lời trực tiếp trồng nhân
giống thử nghiệm. Kết quả ban đầu theo chủ vườn Bùi Văn Sang là khá khả quan,
bởi đã xác định giống anh đào yoshino của Nhật thuộc cây thân nước tương tự như
sinh thái của cây mai anh đào Đà Lạt.
Dự định khi mùa đông năm nay đi qua, đón
chào mùa xuân mới 2016, chủ vườn Bùi Văn Sang sẽ tiến hành chọn những mầm chồi
tốt tươi nhất trên cây đào yoshino của Nhật
ghép với gốc mai anh đào Đà Lạt. Kỳ vọng rằng, 2 cây anh đào ở 2 quốc
gia với 2 vùng khí hậu khác nhau, nhưng cùng là loài cây thân nước sẽ nhanh
chóng gắn liền mắt ghép với nhau, nhân giống thành những hàng cây, đồi cây anh
đào mới của nước Nhật rực rỡ mùa hoa lễ hội hàng năm của cao nguyên Đà Lạt
trong tương lai./.
THÁNG 12/2015