VĂN VIỆT
Mới trở về từ Malaysia, nhà sáng chế Lê
Thanh Trị vừa chỉ huy công nhân vừa trò chuyện với tôi trong cơ xưởng ở thị
trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng : “ Cao nguyên Cameron của Malaysia có khí hậu và
thổ nhưỡng gần giống như cao nguyên Đà Lạt của Việt Nam. Nhưng nghề trồng rau
công nghệ cao ở “Mã” có nhiều phương pháp khác biệt và thu nhập cao hơn nhiều
so với nghề rau ở Đà Lạt- Lâm Đồng. Nên thị trường máy gieo hạt từ Lâm Đồng đưa
qua “Mã” tiêu thụ khá đắt hàng, nếu như họ soi xét thấy máy hoạt động phù hợp
và tiện ích với nhu cầu của họ…”
Đến
cao nguyên Cameron, Malaysia vào tháng 3/2013 là lần thứ hai của nhà sáng chế
Lê Thanh Trị để lắp đặt, hướng dẫn cho nông dân tại chỗ sử dụng 10 chiếc máy
gieo hạt tự động, mang địa chỉ sản xuất tại số 495, thị trấn Liên Nghĩa, Đức
Trọng, Lâm Đồng. Lần thứ nhất vào tháng 7/2011, anh Trị cũng đến cao nguyên
Cameron, Malaysia và đã lắp đặt, chuyển giao cho doanh nghiệp bán lẻ 5 chiếc
máy gieo hạt rồi về, chứ không có nhiều điều kiện như lần này được tham quan,
tìm hiểu, trao đổi trực tiếp với nông dân sở tại về quy trình ươm giống, sản
xuất trên từng vườn rau công nghệ cao. Đây là kết quả của đoàn doanh nghiệp
Malaysia sau một năm khảo sát trực tiếp tại xưởng cơ khí của nhà sáng chế Lê
Thanh Trị. Trước đó khoảng 2 tháng, anh Trị đã đóng thùng 10 chiếc máy gieo hạt
tự động ( mỗi máy nặng 60 kg) để gửi qua cho doanh nghiệp chào hàng rộng rãi
cho nông dân tại các vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao tại cao nguyên
Cameron.
“Sau
3 ngày đầu tiên lắp ráp và cho máy gieo hạt tự động hoạt động trên vườn ươm, kích
thước chiều dài và chiều cao của máy chỉ hơn một mét, đạt công suất ươm hạt mỗi
giờ trên 500 khay theo kích thước của Malaysia (kích thước rộng - dài hơn khay
của Việt Nam), đã có 3 hộ gia đình nông dân cao nguyên Cameron đến mua trực
tiếp đến 7 chiếc, trong đó có một hộ nông dân mua một lần đến 3 chiếc. Tất cả
người nông dân mua máy đều tỏ ra ngạc nhiên và thích thú chiếc máy gieo hạt của
anh Trị vì từ trước đến giờ chỉ ươm hạt giống rau bằng tay hoặc bằng các dụng
cụ lao động thô sơ khác. Rồi khi tôi đáp máy bay về lại Đức Trọng, Lâm Đồng
liền nhận được tin doanh nghiệp đó đã bán hết cho nông dân 3 chiếc máy còn lại.
Giá mỗi chiếc máy tôi bán cho doanh nghiệp là 2.400USD; còn doanh nghiệp này
bán lại tận tay cho người nông dân với giá bấy nhiêu là chuyện thuận mua vừa
bán của họ… ”-anh Trị kể.
Được bên đối
tác Malaysia đưa đi nghiên cứu thực tế sản xuất trên gần 10 khu vườn trồng rau
công nghệ cao ở cao nguyên Cameron, anh Trị thấy toàn bộ nhà kính của nông dân
đều lắp đặt bằng khung sắt kiên cố, cố định bằng những chiếc đinh ốc siết chặt
( chứ không phải bằng khung tre lồ ô, cột dây thép như nhiều khu vực nhà kính ở
Lâm Đồng). Ngược lại với nông dân ở Lâm Đồng có sự chuyên nghiệp hóa giữa khu
vườn của người ươm giống với khu vườn của người sản xuất, trong khi nông dân ở
Cameron, Malaysia thì trong khu vườn của một hộ gia đình vừa bố trí diện tích ươm
giống vừa bố trí diện tích trực tiếp sản xuất, mỗi khu vườn có diện tích từ
một, hai ngàn mét vuông đến mười ngàn, hai chục ngàn mét vuông, nên nhu cầu sử
dụng máy gieo hạt giống của anh Trị đang rất “tiềm năng”.
Tính
ra giá bán mỗi chiếc máy gieo hạt của nhà sáng chế Lê Thanh Trị đưa sang cao
nguyên Cameron của Malaysia chỉ cao hơn giá bán xuất xưởng sản xuất tại Đức
Trọng, Lâm Đồng là 3 triệu đồng. Trong khi nhân công lao động vườn rau ở
Cameron, Malaysia quy ra tiền Việt Nam là 9 triệu đồng/người/tháng, cao hơn gấp
đôi ở Lâm Đồng. Và giá bán các loại rau xanh ở Cameron, Malaysia cũng cao hơn
từ 3-4 lần so với giá bán ở Lâm Đồng. Đặc biệt thị trường tiêu thụ rau xanh
công nghệ cao ở Malaysia thường ở mức giá trần ổn định hàng năm trước khi người
nông dân chọn lựa giống cây trồng nào để sản xuất.
Đến
nay sau 2 năm chính thức đưa ra thị trường, chiếc máy gieo hạt tự động của nhà
sáng chế Lê Thanh Trị đã đạt doanh số bán ra tại địa phương Lâm Đồng là 30
chiếc; bán ra tại các tỉnh, thành khác trong nước là 10 chiếc. Với hiệu quả sử
dụng được chứng minh qua thực tế đưa vào sản xuất nông nghiệp trong nước, thông
qua các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh Lâm Đồng đã làm
cầu nối đưa chiếc máy gieo hạt của anh Trị đi xuất ngoại và đã đạt những kết
quả đáng mừng nêu trên. Từ đây cơ hội mới tiếp tục mở ra cho nhà sáng chế Lê
Thanh Trị với những đơn đặt hàng tiếp tục mua máy gieo hạt đến hết năm 2013
gồm: 50 máy xuất khẩu sang Malaysia, 30 máy bán trong nước ( trong đó 15 máy
bán tại Lâm Đồng).
Ngoài ra cũng từ Malaysia rồi đến Thái Lan và các tỉnh, thành trong nước cũng đã đặt hàng cho nhà sáng chế Lê Thanh Trị sản xuất 270 chiếc máy nhiều loại khác để phục sản xuất nông nghiệp như: Máy ép giá thể xơ dừa, máy gieo mạ trên khay, máy ép màng phủ nông nghiệp, máy rửa cà rốt, máy thu hoạch khoai mì…/.
Ngoài ra cũng từ Malaysia rồi đến Thái Lan và các tỉnh, thành trong nước cũng đã đặt hàng cho nhà sáng chế Lê Thanh Trị sản xuất 270 chiếc máy nhiều loại khác để phục sản xuất nông nghiệp như: Máy ép giá thể xơ dừa, máy gieo mạ trên khay, máy ép màng phủ nông nghiệp, máy rửa cà rốt, máy thu hoạch khoai mì…/.
Đức Trọng- Đà Lạt tháng 4/2013