VĂN VIỆT
Cuối năm 2000, khi Đài Truyền hình thị
xã Bảo Lộc phát đi phóng sự “Người thầy thuốc đã đem lại hạnh phúc cho gia đình
tôi”, người dân thị xã này mới thực sự giải tỏa hết những băn khoăn trước một
điều lạ: Một lương y gia truyền có thể chữa dứt khỏi các chứng bệnh nan y dạng
ung thư gan. Vâng, đó là lương y Lưu Như Du, một người chữa bệnh đầy tâm đức
tại nhà thuốc hiệu Tế Sinh Đường, số 20,
đường Chu Văn An, thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Lưu Như Du vóc dáng người đậm thấp. Từ kiểu ăn mặc, tác phong đi đứng
đến lối cư xử qua tiếp xúc, mọi người dễ
nhận ra anh là một con người luôn toát lên vẻ lịch thiệp, nho nhã và thậm chí
còn hết sức tỉ mẩn nữa. Người ta nói nghề nghiệp thường tạo ra một tích cách
đặc trưng của một con người cũng phải lẽ.
Ngộ hơn, nhiều bệnh nhân mới đến, thoạt nhìn đầu tóc bao giờ cũng hớt gọn ghẽ của anh đến “thượng đình”, cứ ngỡ anh là một thầy thuốc người Việt gốc Hoa. Không, Lưu Như Du chính là người Việt một trăm phần trăm. Anh sinh năm 1955 tại huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây, học nghề bốc thuốc, châm cứu cứu người từ thân phụ anh truyền lại từ năm anh lên 16 tuổi.
Ngộ hơn, nhiều bệnh nhân mới đến, thoạt nhìn đầu tóc bao giờ cũng hớt gọn ghẽ của anh đến “thượng đình”, cứ ngỡ anh là một thầy thuốc người Việt gốc Hoa. Không, Lưu Như Du chính là người Việt một trăm phần trăm. Anh sinh năm 1955 tại huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây, học nghề bốc thuốc, châm cứu cứu người từ thân phụ anh truyền lại từ năm anh lên 16 tuổi.
Học xong phổ thông trung học, năm 1978, anh hăm hở lên đường nhập ngũ,
làm anh bộ đội giữ nước, không lâu sau được kết nạp vào Đảng viên Đảng Cộng Sản
Việt Nam. Xuất ngũ, lăn lộn mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau. Khi đủ
tuổi-theo lời thân phụ căn dặn phải qua tuổi “tuần triệt án ngữ” ( 37 tuổi trở
lên)-năm 1992, anh mới mở nhà thuốc gia
truyền tại thị xã Bảo Lộc cho đến ngày nay. Hiệu thuốc Tế Sinh Đường do cụ tổ
là Lưu Quý Công lập ra nơi quê nhà Hà Tây từ năm 1690. Và đến Lưu Như Du là đời
thứ 8 liên tục kế nghiệp nên hoàn toàn không bị thất truyền.
Những năm tháng ở trong quân ngũ cũng như suốt gần hai mươi năm vào đời
sinh kế, Lưu Như Du luôn mang theo những bộ sách quý, gồm sách viết bằng chữ Hán Nôm dạy y đức của người thầy thuốc,
dạy kê đơn, bốc thuốc, cả thuốc Bắc và thuốc Nam cho nhiều loại bệnh thuộc tình
trạng “thập tử nhất sinh” thường gặp. Đó là những món quà gia bảo của dòng họ
đã lưu giữ đời đời, kiếp kiếp mà anh ý thức được rằng, phải đưa nó thấm vào máu
thịt của mình để khỏi phụ danh xưng “Tế Sinh Đường” khi anh chính thức mở cửa,
trị bệnh cứu người.
Đất Lâm Đồng-Tây Nguyên, Lưu Như Du đã có nhiều duyên nợ
không quên. Anh đã từng mải miết trên những cánh rừng thâm u, không một bóng
người để tìm thấy một vị thuốc quý. Đến tận ngả ba Đông Dương ( thuộc địa phận
tỉnh Kon Tum và địa phận Lào và Campuchia), năm 1982, trong lúc lần tìm theo
một vị thuốc Sâm Nam, anh bị FulRo phục kích, bắn xối xả đạn. Rất may lần đó,
anh đã kịp thoát thân an toàn. Lưu Như Du nói : “Sâm Nam cùng với Linh Chi là
hai vị thuốc đặc hiệu trong bài thuốc chữa khỏi các bệnh như viêm gan siêu vi
B, u gan và các chứng bệnh nan y khác… ”
Nói về cách điều trị của mình, Lưu Như Du tiết lộ: Chữa bệnh bằng y học
cổ truyền nhưng không thể chẩn đoán bệnh theo chủ quan của người lương y. Ngược
lại, trên cơ sở đo huyết áp, tim mạch, kiểm tra lâm sàng ban đầu, Lưu Như Du
chỉ định cho bệnh nhân đi xét nghiệm, siêu âm để làm căn cứ điều trị tùy theo mức độ bệnh nhân nặng hay
nhẹ. Uống thuốc gia truyền của nhà thuốc Tế Sinh Đường kết hợp với việc châm
cứu. Mỗi thang thuốc gồm từ 32 đến 40 vị thuốc, sắc bằng ấm đất, cô thành nước
uống tại chỗ từ 4 đến 5 lần một ngày. Có người chỉ điều trị trong vòng 3 ngày
với 3 thang thuốc uống là lành bệnh hẳn. Cũng có người do bệnh gan biến chứng
quá nặng (viêm gan, xơ gan, u gan đồng thời với các bệnh thận, phổi, tim,
mạch…) thì liều lượng có thể uống nhiều hơn, từ 15 ngày đến vài tháng.
Ngoài
ra, nhiều trường hợp buộc phải điều trị, theo dõi tại nhà thuốc. Trường hợp
khác có thể được chỉ dẫn cắt thuốc về nhà điều trị. Trong từng chồng hồ sơ bệnh
án của những bệnh nhân đã từng “cải tử hoàn sinh” từ những phương thuốc đặc trị
của nhà thuốc Tế Sinh Đường, có thể nêu ra đây trường hợp bệnh nhân Lê Văn Lợi,
30 tuổi tại thị xã Bảo Lộc. Ngày 13/9/2000, xét nghiệm tại bệnh viện II Lâm
Đồng cho kết quả bị virút viêm gan siêu vi B, dương tính. Ngày 14/9/2000, Lợi
về Viện Pasteur, TPHCM xét nghiệm chi tiết thì bệnh siêu vi B của mình phát rất
nặng. Về nhà thuốc Lưu Như Du điều trị bằng những phương pháp nói trên, đến
ngày 16/10/2000, Lợi trở lại Viện Pastuer, TPHCM xét nghiệm cho kết quả âm
tính. Cùng ngày, Lợi đến Trung tâm chẩn đoán y khoa Quận 10 (Sở Y tế TP HCM)
siêu âm màu, kết luận: “gan có cấu trúc và kích thước bình thường”.
Còn đây là lời tâm sự trực tiếp của bệnh nhân Đoàn Thanh Tuyền, phường
2, thị xã Bảo Lộc: “Tôi bị áp xe gan, tràn dịch màng phổi, điều trị tại bệnh
viện II, Lâm Đồng từ ngày 05/5/1992 đến ngày 21/5/1992 mà bệnh tình vẫn không
thuyên giảm. Về nhà thuốc Tế Sinh Đường điều trị từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 10/1992 thì bệnh
đã khỏi hẳn, không tái phát đến ngày nay. Năm nay, tôi đã 44 tuổi mà vẫn lao
động bình thường”. Nghe chuyện kỳ diệu quá, nhưng khi đối chiếu với hồ sơ bệnh
án còn giữ lại, quả thật sẽ khó hình dung một người thợ mộc khoẻ mạnh, làm việc
quần quật không biết mệt bây giờ lại là một bệnh nhân bị “áp xe gan, tràn dịch
màng phổi ( màng trong), khối u 7,5 cm x 7,2 cm” như kết quả siêu âm của Trung
tâm chẩn đoán y khoa Quận 10, TPHCM, do bác sĩ Nguyễn Thiện Hùng ký từ 10 năm
về trước…
Chữa bệnh, giành lấy sự sống từ gang tất đe dọa của tử thần như thế,
song Lưu Như Du chỉ lấy chi phí điều trị chăm sóc tại chỗ chỉ 60 ngàn đồng mỗi
ngày. Những người nghèo, gia đình chính sách thì hoàn toàn miễn phí. Trường hợp
bệnh nhân Nguyễn Thị Dương, 42 tuổi ở xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh bị viêm gan
siêu vi B, điều trị tại nhà thuốc Tế Sinh Đường hơn 4 tháng, vì hoàn cảnh khó
khăn, được UBND xã xác nhận nên khi khỏi bệnh ra về, bệnh nhân không phải mất
một chi phí nào. Hoặc như K’Khẻ, một thiếu tá công an về hưu ở thị trấn Lộc
Thắng, Bảo Lâm, Lưu Như Du đã chữa dứt bệnh với chi phí hơn 1 triệu đồng nhưng
bệnh nhân không phải trả mà nhà thuốc đã
tự tính toán, lo liệu…
Nhà thuốc Tế Sinh Đường đã tồn tại trên đất Bảo Lộc, Lâm Đồng đã tròn
10 năm. 10 năm ấy, lương y Lưu Như Du đưa các phương thuốc gia truyền của mình
từ Hà Tây vào đất Lâm Đồng, đã cứu sống không biết bao nhiêu bệnh nhân qua khỏi
những căn bệnh hiểm nghèo dạng ung thư gan và những biến chứng khác từ bệnh
gan. Nhớ lại 12 năm về trước, chính Lưu Như Du đã tự tay bốc thuốc chữa khỏi
căn bệnh áp xe gan quái ác của mình. Hiện Lưu Như Du đang rất khỏe mạnh và tiếp
tục truyền nghề thuốc gia truyền cho con trai mình là Lưu Tiến Thành, năm nay
19 tuổi. Những người có công bảo tồn, kế thừa và phát triển những thành tựu y
học cổ truyền của cha ông để lại như thế rất đáng được trân trọng biết nhường
nào. Lưu Như Du đang sinh hoạt trong Hội Y học cổ truyền Lâm Đồng. Những đóng
góp của anh, chắc chắn sẽ được nhà nước tạo mọi điều quan tâm giúp đỡ hơn nữa.
Bảo
Lộc- Đà Lạt Tháng 02/2002