VĂN
VIỆT
Cuối con dốc đường
Trương Công Định, Đà Lạt - đoạn từ ngã ba Vọng Nguyệt Lầu trở xuống giờ đây đã
thành góc phố phổ biến kinh doanh du lịch dành cho “Tây ba lô”. Đường phố một
chiều, không gian trung tâm phố yên tĩnh, giá dịch vụ rẻ bất ngờ…đã hấp dẫn
khách nước ngoài đến nghỉ dưỡng, “mua sắm” các tuor lữ hành ngày một nhiều.
*KHÁCH TÂY DỄ
TÍNH HƠN KHÁCH VIỆT
Dạo
góc phố “Tây ba lô”
một buổi sáng cuối tuần yên ả. Khách sạn Phương Thành, số 65, Trương Công Định đang trò chuyện hai người khách đến từ Thụy Sĩ. Tiếp khách là một nam thanh niên nói tiếng Anh lưu loát. Giá phòng và giá
dịch vụ được niêm yết
sẵn, khách tây chỉ việc hỏi thăm, khảo sát và lựa chọn.
Cuối tháng giêng, những ngày du lịch cao điểm vừa đi qua. Khách “Tây ba lô” đi theo đoàn đã “vơi”; các khách sạn hiện “nhà tản” hơn, không còn phải tất bật, chủ yếu đón khách lẻ. Chủ khách sạn Phương Thành, ông Chu Thiên Tứ nói rằng khách sạn của ông chính thức được phép đón khách ngoại quốc từ năm 2000 đến nay. Ban đầu khách sạn vừa đón khách ta vừa đón khách tây.
Cuối tháng giêng, những ngày du lịch cao điểm vừa đi qua. Khách “Tây ba lô” đi theo đoàn đã “vơi”; các khách sạn hiện “nhà tản” hơn, không còn phải tất bật, chủ yếu đón khách lẻ. Chủ khách sạn Phương Thành, ông Chu Thiên Tứ nói rằng khách sạn của ông chính thức được phép đón khách ngoại quốc từ năm 2000 đến nay. Ban đầu khách sạn vừa đón khách ta vừa đón khách tây.
Về sau thấy nhu cầu khách tây thích chọn khu phố Trương Công Định để nghỉ ngơi, sẵn thuê các dịch vụ lữ hành khác, ông Tứ quyết
định đầu tư chỉnh trang khách sạn của mình trở thành khách sạn chuyên đón khách nước ngoài. Đến nay khách sạn có cả thảy 10 phòng, sức chứa 32 người. Những nhu cầu bình thường trong phòng khách sạn đương nhiên cần đáp ứng như: phòng tắm nước nóng, điện thoại, ti vi, tủ lạnh…Đặc
biệt phải giành khoảng không gian thông
thoáng qua hành lang, qua song cửa
để khách tây được chiêm ngưỡng thành phố. “Khách tây trông vậy chứ họ dễ
tính hơn khách Việt nhiều. Họ chọn phòng, chọn giá và thanh toán đủ tiền khi trả phòng; chứ không tìm lý do để chê bai, bớt giá như khách Việt… ”- ông Tứ nói.
Quả thực đây là “tiếng nói chung” với du khách nước ngoài đã đến khách sạn thuê ở. Ông Peter, một du khách Úc nói: “Cám ơn rất nhiều về sự thân thiện và hiếu khách của khách sạn. Đây là một trong những địa điểm tốt nhất mà tôi ở lại Việt Nam”. Tiếp theo là cảm tưởng của bà Rutah đến từ Anh Quốc : “Tôi không biết khi nào sẽ trở lại khách sạn. Nhưng tôi biết tôi không bao giờ quên sự nhiệt tình, tử tế của khách sạn…”
Quả thực đây là “tiếng nói chung” với du khách nước ngoài đã đến khách sạn thuê ở. Ông Peter, một du khách Úc nói: “Cám ơn rất nhiều về sự thân thiện và hiếu khách của khách sạn. Đây là một trong những địa điểm tốt nhất mà tôi ở lại Việt Nam”. Tiếp theo là cảm tưởng của bà Rutah đến từ Anh Quốc : “Tôi không biết khi nào sẽ trở lại khách sạn. Nhưng tôi biết tôi không bao giờ quên sự nhiệt tình, tử tế của khách sạn…”
Khách sạn
Phương Thành là một trong năm khách sạn của góc phố “Tây ba lô”. Bốn khách sạn chưa kể là Thành Long, Hòa Bình
1, Hòa Bình 2, Nam Việt.
Tất cả đều hoạt
động lặng lẽ, giữ uy tín về chất lượng và giá cả, cùng cạnh tranh lành mạnh. Chẳng hạn giá một phòng trọ cho du khách tây thuê mỗi đêm ổn định từ 5USD đến 8USD theo thời điểm. Cung cách phục vụ chung của những khách sạn này là tạo cho khách có được cảm giác ấm cúng, gần gũi như đang ở trong gia đình.
CẢM GIÁC CHINH
PHỤC NÚI RỪNG.
Góc phố “Tây ba
lô” không nhiều các điểm cung cấp, thực hiện các tuor lữ hành, nhưng cũng vừa đáp ứng lượng “cầu” của khách tây đến lưu trú Đà Lạt. Ông Danmar - người Canada trở về sau chuyến
vượt thác Datanla
trên chiếc dây cáp –
nói: “Cảm ơn một thời gian tuyệt vời ở ĐàLạt. Ý muốn du lịch thám hiểm của tôi đã đạt cả thảy 150% !”
Cảm tưởng thật lòng, phảng phất một chút hóm hỉnh của du khách Danmar cho thấy loại hình du lịch thám hiểm, khám phá núi rừng Nam Tây Nguyên đang được khách “Tây ba lô” khá ưa chuộng. Theo Lê Mai Nhật Hải, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Du lịch Hồng Bàng ( 50, Trương Công Định, Đà Lạt), khách tây họ rất yêu thiên nhiên hoang dã, muốn háo hức chinh phục một thoáng cảm giác nào đó với thiên nhiên bí ẩn. Chỉ riêng dịch vụ trọn gói vượt thác Datanla, Công ty
Hồng Bàng ngày nào cũng tổ chức từ 1-2 tour. Bên cạnh đó là các chuyến đi bộ dài ngày xuyên các khu rừng hồ Tuyền Lâm, cắm lều trại ngủ lại đêm, đi xe đạp
vượt địa hình, leo vách đá, cưỡi ngựa, đi vespa cổ…
Ở điểm dịch vụ du lịch thám hiểm thuộc Công ty Groocy Gecko (
58, Trương Công Định, Đà Lạt) “mạnh” nhất là tour cho khách “Tây
ba lô” đi bộ trong rừng Langbian ( Lạc Dương) và khu vực rừng thác Hang Cọp ( Xuân Thọ, Đà Lạt).
Lê Ngọc Vinh, hướng dẫn viên cho biết: Mỗi ngày tổ chức 2 tour đi bộ dã ngoại trở lên. Khách được chở đến chân núi Langbian, sau đó cùng với hướng dẫn viên leo bộ lên 3 đỉnh núi có độ cao nhất là 2169 m.
Chiều tối xuống núi mẹ thăm bản làng xã Lát, tìm hiểu đời sống, sinh hoạt, nghề dệt thổ cẩm thủ công của người dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên. Hoặc như đi bộ một vòng 20 cây số đường rừng xung quanh thác Hang Cọp, tận hưởng cảm giác ướt mồ hôi giữa tiết trời lành lạnh. Rừng – suối - thác hoang sơ…luôn cuốn hút họ, lưu lại trong họ những ấn tượng mới lạ. Đặc biệt trên đường từ trung tâm phố Đà Lạt xuống thác nước Hang Cọp, khách tây thường ghé lại những triền đồi cà phê; những thửa rau bậc thang; những cánh đồng rau atisô…xanh mởn, tìm thấy những điều tiềm ẩn trong sự bình yên ấy…
Chiều tối xuống núi mẹ thăm bản làng xã Lát, tìm hiểu đời sống, sinh hoạt, nghề dệt thổ cẩm thủ công của người dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên. Hoặc như đi bộ một vòng 20 cây số đường rừng xung quanh thác Hang Cọp, tận hưởng cảm giác ướt mồ hôi giữa tiết trời lành lạnh. Rừng – suối - thác hoang sơ…luôn cuốn hút họ, lưu lại trong họ những ấn tượng mới lạ. Đặc biệt trên đường từ trung tâm phố Đà Lạt xuống thác nước Hang Cọp, khách tây thường ghé lại những triền đồi cà phê; những thửa rau bậc thang; những cánh đồng rau atisô…xanh mởn, tìm thấy những điều tiềm ẩn trong sự bình yên ấy…
Góc phố
“Tây ba lô” còn có quán Cà phê Nghệ
Thuật cách điệu theo kiến trúc nhà rông. Có nhà
hàng Dã Quỳ vừa đủ đặt một
bữa tiệc nhỏ. Có trên 10 chiếc xe thồ, người cầm lái đều có tuổi trung niên trở lên, nói tiếng Anh tự nhiên, hướng dẫn cho khách tây khi đi ra
ngoại thành dã ngoại. Dịch vụ nào cũng từng bước phát triển với tiềm năng và lợi thế riêng; góp phần tạo nên một hoạt động du lịch “đa sắc màu”, một điểm đến ngày càng thân thuộc với du khách nước ngoài. Nên chăng chính quyền thành phố Đà Lạt
sớm định hướng loại hình du lịch chuyên đề cho khách nước ngoài nơi góc phố đặc trưng
này./.
Đà Lạt Tháng 3/2007