VĂN VIỆT
Tâm
nguyện lên phố mờ sương Đà Lạt lập tịnh thất tu tập, tỳ kheo ( tu sĩ Phật
giáo) Thích Huệ Đăng đã gặp “nhân duyên”
với các loài “nữ hoàng” địa lan. Say mê với “nữ hoàng”, tỳ kheo đã sớm bước lên
hàng tỷ phú, trở thành giám đốc Công ty TNHH Hoa Lan Thanh Quang ( đường Tô
Hiến Thành, Đà Lạt).
Tu sĩ Thích Huệ
Đăng, sinh năm 1940 tại Sài Gòn. Hơn 40 năm xuất gia về cửa Phật, tu sĩ đã được
phong chức Thượng tọa và hiện là Ủy viên Ban Hoằng pháp trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam; làm giảng sư chuyên khoa Phật học của các trường Cao đẳng
Phật học trong nước.
TU SĨ HẠNH NGỘ VỚI CƯ SĨ
Cuối những năm
“tám mươi” của thế kỷ trước, phố phường Đà Lạt vẫn còn vắng người định cư, tỳ
kheo Thích Huệ Đăng gom góp hơn một cây vàng mua được 3.000 mét vuông đất ở hẻm
đường Ba Tháng Tư ( nay là đường Tô Hiến Thành, phường 3, Đà Lạt). Nơi đây sau
những giờ nương mình với trang hoa kinh giữa chánh điện, tỳ kheo còn đi nhiều
nơi hành đạo rồi bỗng nhiên hạnh ngộ với một cư sĩ ( tu sĩ Phật giáo tại gia) bên hồ Than Thở.
Một lần cùng nhau luận bàn Phật pháp, vị cư sĩ đã qua tuổi bát thập này - dẫn
tỳ kheo bách bộ quanh vườn địa lan của mình - rồi bất giác nói : “Nếu lập cơ sở
đạo tràng, xây dựng niệm phật đường ở Đà Lạt, cùng ngõ hầu góp chút thành quả
cho đời thì Thượng tọa nên tạo thành những hoa viên địa lan – giống hoa “nữ
hoàng” mà lại có khoảng không gian thanh tịnh cho Phật tử đi về…”
Sau cuộc hạnh
ngộ chưa lâu thì vị cư sĩ ấy ( sinh ra ở phố hoa Đà Lạt) chợt thong dong về
miền cực lạc. Như lời thông điệp đeo đẳng trong tâm trí, tỳ kheo Thích Huệ Đăng
dốc tâm vào cuộc với địa lan. Tỳ kheo nâng niu từng cây giống lan cấy mô đến
từng chậu lan đang độ ra chồi búp mà Phật tử mang đến chùa công quả.
Và gom góp có thêm bap nhiêi tiền lại mua về bấy nhiêu giống địa lan nhập ngoại nữa. Đêm ngày theo dõi sắc màu biến đổi từ lá, hoa đến củ, rễ của lan để chăm chút cho tươi tốt hơn. Lan đã bén rễ vươn cành thấy rõ. Tỳ kheo mới “ngộ” ra rằng “khí hậu, thổ nhưỡng Đà Lạt là điều kiện vô cùng lý tưởng cho “nữ hoàng” địa lan Đà Lạt sinh sôi nảy nở…“ Cần mẫn, miệt mài đến đầu những năm “chín mươi” của thế kỷ trước, tỳ kheo đã khoanh nuôi một hệ thống gian nhà kính với hàng ngàn chậu lan thuộc hàng bảng A.
Và gom góp có thêm bap nhiêi tiền lại mua về bấy nhiêu giống địa lan nhập ngoại nữa. Đêm ngày theo dõi sắc màu biến đổi từ lá, hoa đến củ, rễ của lan để chăm chút cho tươi tốt hơn. Lan đã bén rễ vươn cành thấy rõ. Tỳ kheo mới “ngộ” ra rằng “khí hậu, thổ nhưỡng Đà Lạt là điều kiện vô cùng lý tưởng cho “nữ hoàng” địa lan Đà Lạt sinh sôi nảy nở…“ Cần mẫn, miệt mài đến đầu những năm “chín mươi” của thế kỷ trước, tỳ kheo đã khoanh nuôi một hệ thống gian nhà kính với hàng ngàn chậu lan thuộc hàng bảng A.
Rồi tỳ kheo đi học ba năm dự thính ở khoa nông
nghiệp của một trường đại học nông nghiệp phía Nam. Vừa tích lũy kinh nghiệm
thực tế, vừa nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật. Đi nước ngoài hành đạo, tỳ
kheo luôn tận dụng những thời gian hiếm hoi để tìm hiểu công nghệ trồng hoa
lan, nhất là các nước Hà Lan, Ý, Mỹ, Đức. Thành công nổi bật của tỳ kheo lúc
này là chế biến giá thể trồng lan từ vỏ cà phê, thay thế giá thể là cây dớn
đang ngày một cạn kiệt trong rừng. Đến nay, tỳ kheo vẫn đều đặn thu mua nông
dân Lâm Đồng mỗi năm hàng chục tấn vỏ cà phê ( khoảng 500 ngàn đồng/tấn).
THƯỢNG TỌA LÀM TỶ PHÚ
Nghĩ rằng địa
lan Đà Lạt muốn phát triển phải tìm chỗ đứng ổn định trong thị trường, tỳ kheo
Thích Huệ Đăng quyết định bán lan để…phát triển lan. Vào dịp cận tết cuối những
năm “chín mươi” của thế kỷ trước, thầy trò tỳ kheo Thích Huệ Đăng đội nắng dầm
mưa để bán từng chậu địa lan ở nơi công viên Sài Gòn. Thật may, cả trăm rồi đến
cả ngàn chậu địa lan của tỳ kheo bấy giờ đều được khách hàng tiêu thụ hết trước
ngày ba mươi tết. Cứ thế đến đầu những năm “hai ngàn”, vườn lan rộng ba ngàn
mét vuông của tỳ kheo đã nâng lên 15 ngàn chậu với gần 20 giống loài bảng A.
Khá nhiều đối tác trong và ngoài nước đã đến hợp đồng thu mua dài hạn hoa cắt
cành địa lan của tỳ kheo với số lượng không hạn chế. Tháng 10/2004, chính thức
được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép thành lập Công ty TNHH Hoa Lan Thanh Quang với
vốn pháp định 1,8 tỷ đồng. Tỳ kheo làm giám đốc công ty
Hiệu quả Công ty
Thanh Quang ngày càng ăn nên làm ra. Công ty có 4 tu sĩ và 16 nhân viên là
người địa phương. Mức thu nhập mỗi người hàng tháng từ 1,5 triệu đồng trở lên.
Đầu năm 2007, Thanh Quang chính thức động thổ xây dựng công trình Niệm Phật
đường và vườn hoa lan công nghệ cao trên diện tích năm mẫu trong quần thể khu
du lịch hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt. Toàn bộ công trình với tổng kinh phí khoảng 15 tỷ
đồng, sẽ hoàn thành đón khách tham quan vào dịp Festival hoa năm 2009. Nhưng
hiện tại, tỳ kheo đã khánh thành dây chuyền trồng lan tinh khiết trên bốn mươi
lăm ngàn chậu ở đây. Dây chuyền này được nhập từ nước ngoài với tổng kinh
phí đầu tư khoảng 300 triệu đồng. Chất lượng nước diệt khuẩn được cơ quan y tế
của nhà nước xác nhận. Trên đỉnh đồi cao nhất có một nguồn nước chảy ra từ vách
đá, công ty lắp đặt những đường ống dẫn nước xuống cụm bể lắng lọc rồi chảy về
khu vực sản xuất ở dưới thung lũng. Thiết bị vận hành, nước được bơm tưới tự
động cùng lúc trên bốn mươi lăm ngàn chậu lan. Cứ 15 phút tưới sương một lần
kéo dài gần 10 giây. Thiết bị còn có chế độ bơm tưới nhỏ giọt; bơm tưới phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật hòa tan..Kết quả bước đầu đã ngăn chặn đáng kể mầm
bệnh nấm và bệnh thối rễ của hoa địa lan trong mùa mưa Đà Lạt. Số lượng hoa lan
cắt cành đã tăng lên từ 3 cành đến 4 cành mỗi chậu.
Tỳ kheo - Giám
đốc Công ty Thanh Quang còn cho biết công ty đang mở rộng số lượng trồng “lan
tinh khiết” trong năm 2008 lên đến hơn 100 ngàn chậu. Ước tính trong vòng 5 năm
sản xuất - kể từ khi giống mô địa lan được lấy ra từ ống nghiệm - tổng chi phí
đầu tư giống, công chăm sóc, khấu hao thiết bị…cho mỗi chậu hoa cắt cành khoảng
230 ngàn đồng. Địa lan đến năm thứ 4 sẽ cho “hoa bói” trung bình 2 cành/chậu;
năm thứ 5 sẽ là 3 cành/chậu. Và năm thứ 6 trở đi ước đạt từ 4 cành hoa/chậu trở
lên. Tính ra lợi nhuận mỗi chậu lan từ năm thứ 4 đến năm thứ 6 ước đạt từ 5
ngàn đồng đến 45 ngàn đồng. Địa lan Đà Lạt cho hoa cắt cành từ 10 năm trở lên
nên lợi nhuận về sau sẽ nhân lên nhiều lần…
ƯỚC VỌNG VỀ “THÀNH PHỐ HOA LAN”
Ước vọng của tỳ
kheo Thích Huệ Đăng là luôn được nhiều sức khỏe để hành đạo và điều hành Công
ty Hoa Lan Thanh Quang tiếp tục phát triển nhiều hơn những trang trại hoa lan,
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hoa lan trong và ngoài nước; đồng thời phục vụ cho
tham quan du lịch. Tỳ kheo luôn rộng cửa để được tư vấn ngày càng sâu rộng hơn
về kỹ thuật đối với mọi người đã, đang và sẽ trồng hoa địa lan, góp phần cùng
với Hiệp hội Hoa Lan Đà Lạt không ngừng mở rộng vùng chuyên canh “thành phố hoa
lan Đà Lạt”. Gần hai mươi năm thoát vòng thế tục với cây địa lan, tỳ kheo khẳng
định : “Làm giàu từ hoa địa lan ở Đà Lạt không khó. Cái khó là do chúng ta chưa
thực sự đam mê để đầu tư, nghiên cứu mà thôi./
Đà Lạt
24/12/2007