VĂN VIỆT
Mấy chục năm bươn chải mưu sinh bằng đủ
thứ việc làm bấp bênh, người đàn ông tuổi gần chạm ngũ tuần bỗng chốc vận vào
nghề buồn vui với đá. Những mảnh đá nằm vất vưởng dưới lòng suối Đại Bình, Lâm
Đồng được ông đưa về bắt thành thạch thư ( viết thư pháp lên đá) và thạch ảnh (
in hình chụp lên đá) - gọi chung là “song thạch” rồi bán kiếm tiền quanh
năm.
NHÌN NGAO,
SÒ…NHỚ ĐÁ
Gốc
người xứ Quảng, lập nghiệp nơi xứ trà Bảo Lộc, Bảo Lâm của
Lâm Đồng, ông Hồ Minh Tiến ( 47 tuổi) thường hay tìm thú vui với cỏ cây, hoa lá
và những mảnh đá hoang sơ ở đại ngàn. Một lần rảo bước xuống miền biển Vũng
Tàu, ông Tiến và đứa con trai thành niên quá thích mắt với những vỏ ngao,
sò, ốc, hến…được viết lên từng dòng thư
pháp mềm mại, người mua kẻ bán nhộn nhịp. “Lúc ấy, tôi chợt nghĩ về miền núi
Lâm Đồng với khá nhiều “sản vật” gỗ, đá…mà sao chưa được làm “hàng thư pháp” để
bán ??? ” – ông Tiến nói đó là năm 2005.
Về
nhà, nhiều đêm gác tay lên trán suy nghĩ: “Nếu dùng gỗ để viết thư pháp thì phải
“chen chân” với bút lửa. Mà bút lửa và gỗ ở Lâm Đồng đã “sánh duyên” thành
những mặt hàng mỹ nghệ truyền thống viết, vẽ tranh, ảnh cả trăm năm qua. Vậy
thì còn lại một sự lựa chọn chỉ là đá !” Nghĩ rồi lặng lẽ những ngày sau đó,
ông Tiến lần dò đến con suối gần nhà - con suối Đại Bình, Bảo Lâm - để gom lấy
đá. Quả nhiên đá ở đây nhiều vô kể, nhất là đá màu đen với đủ hình dáng, kích
cỡ. “Màu đen gặp màu trắng, cả hai màu “tương tác” với nhau, cùng nhau nổi bật
hơn lên ! ”
- Có lẽ cái năng khiếu phối màu vẽ tranh, sao chép ảnh và thiết kế báo tường từ thời niên thiếu nay gặp dịp quay trở lại, ông Tiến quyết định nhặt nhanh mấy mảnh đá đen có nhiều hình thù lạ mắt mang về nhà. Rồi âm thầm “tắm gội” sạch sẽ cho đá, tìm mua cây cọ và mực trắng về viết liền mạch một câu thư pháp tự tặng cho mình “Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được, mất, bại, thành, bỗng chốc hóa hư không.” Viết xong nhìn ngắm lại, ông Tiến bỗng dưng như thấy đá chuyện trò mách bảo: “Thư pháp và đá đen gặp duyên cho mình một nghề mới rồi đây !”
- Có lẽ cái năng khiếu phối màu vẽ tranh, sao chép ảnh và thiết kế báo tường từ thời niên thiếu nay gặp dịp quay trở lại, ông Tiến quyết định nhặt nhanh mấy mảnh đá đen có nhiều hình thù lạ mắt mang về nhà. Rồi âm thầm “tắm gội” sạch sẽ cho đá, tìm mua cây cọ và mực trắng về viết liền mạch một câu thư pháp tự tặng cho mình “Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được, mất, bại, thành, bỗng chốc hóa hư không.” Viết xong nhìn ngắm lại, ông Tiến bỗng dưng như thấy đá chuyện trò mách bảo: “Thư pháp và đá đen gặp duyên cho mình một nghề mới rồi đây !”
Một lô hàng “thạch thư” đầu tiên của ông
Tiến gồm 30 sản phẩm rụt rè gửi bán ở khu trung tâm thương mại Trà Tâm Châu,
Bảo Lộc. Không ngờ độ 2 tuần sau, một đoàn du khách phương Nam thấy hay hay
quá, bỏ tiền mua hết một lần. Khởi đầu thuận lợi, ông Tiến và đứa con trai phấn
chấn hết xuống suối Đại Bình lấy đá đen lại chạy về nhà cặm cụi viết thư pháp –
cứ thế hàng tuần, hàng tháng cho “ra lò” cả trăm đến hai trăm sản phẩm rồi
nhiều hơn nữa - tất cả làm đến đâu đem ra cửa hàng Tâm Châu bán nhanh đến đó.
Dịp lễ hội văn hóa trà Lâm Đồng cuối năm 2006, ông Tiến mạnh dạn bày bán hơn
100 sản phẩm “thạch thư” trong một quày riêng ở khu hội chợ Bảo Lộc; giá chào
bán mỗi sản phẩm thấp nhất là 10 ngàn đồng; cao nhất lên đến hơn 1 triệu đồng.
Lần nữa lại may mắn khi lễ hội trà chưa bế mạc thì hàng “thạch thư” của ông
Tiến đã không còn làm kịp thêm để bán.
“SONG THẠCH” LÊN
ĐỒI MỘNG MƠ
Lên
Đà Lạt, ông Tiến được Khu Du lịch Đồi Mộng Mơ cho phép dựng một gian hàng 25
mét vuông để làm hàng “thạch thư” bán. Đến nay đã hơn 3 năm, gian hàng với 3
lao động thường trực ở đây là ông Tiến với đứa con trai và đứa con gái chưa khi
nào thiếu việc. Ba cha con thay nhau cùng lúc bán hàng và viết thư pháp trên
đá. Khi hết đá lại về suối Đại Bình chọn lấy vài ngày rồi mang lên Đà Lạt tiếp
tục làm. Rồi đang lúc “thạch thư ” vẫn “hút hàng”, ông Tiến bỗng giành thời
gian ngày đêm tự mày mò, nghiên cứu và đã làm thành công “thạch ảnh” vào giữa
năm 2009. Quy trình sản xuất một sản phẩm “thạch ảnh” của ông Tiến khá nhanh
gọn. Đầu tiên khách hàng chụp xong tấm ảnh màu, kế tiếp đưa vào “lò nướng” bằng
điện của ông Tiến rồi in trên phiến đá đen. Cả thảy chỉ mất từ 2 tiếng đồng hồ
đến 3 tiếng đồng hồ. Tùy theo khách hàng lựa chọn mẫu mã, mỗi phiến đá “thạch
ảnh” của ông Tiến hoàn thành với giá từ
150 ngàn đồng đến 700 ngàn đồng.
Theo
ông Tiến tìm hiểu, nghề làm “thạch ảnh” đã xuất hiện khá phổ biến ở vùng núi
Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng với loại đá màu trắng xanh. Còn loại đá màu đen đậm ở
suối Đại Bình, Lâm Đồng lấy về làm “thạch ảnh ” ( và làm cả “thạch thư”) hiện
ông chỉ biết có một mình ông “hành nghề” ở Lâm Đồng nói riêng và trong nước nói
chung. Chắc cũng vì cơ hội được “độc diễn” nên cuộc sống thu nhập từ nghề “song
thạch” của ông Tiến mấy năm nay “ cảm thấy rất bằng lòng” như lời ông nói. Kế
hoạch năm mới 2010 của ông Tiến là sẽ thử nghiệm vẽ chân dung trên đá đen và
ông tự tin là sẽ sớm đạt kết quả theo khổ cơng của mình. Thêm lần nữa, đá đen
đã cho ông Tiến một nguồn cảm hứng mới về nghệ thuật; bên cạnh vừa làm ra mặt
hàng “song thạch” kiếm được tiền; vừa góp chút phần nho nhỏ chuyển tải từng con
chữ thư pháp vào đời…
Đà Lạt đầu năm
2010