VŨ VĂN
Đánh đu trên
sợi dây cáp từ dưới vực tử thần lên bờ thác Datanla, hướng dẫn viên du lịch trẻ
Lê Mai Nhật Hải trông thật phấn chấn. Đã ba năm trong nghề hướng dẫn khách tây
vui chơi các dịch vụ mạo hiểm, tìm cảm giác mạnh của Công ty lữ hành du lịch
Hồng Bàng, hướng dẫn viên Nhật Hải vẫn như tươi nguyên sự thích thú mới lạ của
loại hình này.
Loại hình du lịch khám phá, tìm kiếm “sự sợ hãi” phát triển
tại Đà Lạt nói riêng, Lâm Đồng nói chung mới vài năm trở lại đây, nhưng dần dần
đã tìm thấy chỗ đứng trên thị trường du lịch. Ở Công ty lữ hành du lịch Hồng
Bàng ( 50, Trương Công Định, Đà Lạt) gọi chung các sn phẩm đó là “Tour du lịch
hành động”. Với sản phẩm vượt thác trên dây, du lịch Hồng Bàng gần như ngày nào
cũng bán được vài ba tour.
Có thể vượt thác một lần trên dây một người hoặc nhiều người, giá bán dao động mỗi người từ 18 USD đến 22 USD. Một chiếc dây cáp cố định chắc chắn từ vị trí đầu đến vị trí cuối thác. Từng người được mặc áo phao, thắt lưng an toàn trượt lên sợi dây cáp trong thời gian khoảng 15 phút đến 20 phút. Cảm giác đi được trên nước không còn là những câu chuyện cổ tích kể lại nữa. Ở một sản phẩm của “sự sợ hãi” khá "sợ hãi" là bám víu leo núi đá. Cũng treo trên chiếc dây cáp cố định, người chơi được rắc bột dính vào đôi bàn tay, được đeo giày chuyên dùng. Chậm rãi bám tay, giữ chân vào từng hốc đá, tuột xuống hoặc leo lên trên vách đá dựng đứng cao từ 15 m đến 20 m. Nếu tuột tay, trượt chân ra ngoài vách đá thì…được bay lơ lửng như người dơi vậy. Chiếc dây cáp níu giữ người chơi trên không gian gần như an toàn tuyệt đối.
Có thể vượt thác một lần trên dây một người hoặc nhiều người, giá bán dao động mỗi người từ 18 USD đến 22 USD. Một chiếc dây cáp cố định chắc chắn từ vị trí đầu đến vị trí cuối thác. Từng người được mặc áo phao, thắt lưng an toàn trượt lên sợi dây cáp trong thời gian khoảng 15 phút đến 20 phút. Cảm giác đi được trên nước không còn là những câu chuyện cổ tích kể lại nữa. Ở một sản phẩm của “sự sợ hãi” khá "sợ hãi" là bám víu leo núi đá. Cũng treo trên chiếc dây cáp cố định, người chơi được rắc bột dính vào đôi bàn tay, được đeo giày chuyên dùng. Chậm rãi bám tay, giữ chân vào từng hốc đá, tuột xuống hoặc leo lên trên vách đá dựng đứng cao từ 15 m đến 20 m. Nếu tuột tay, trượt chân ra ngoài vách đá thì…được bay lơ lửng như người dơi vậy. Chiếc dây cáp níu giữ người chơi trên không gian gần như an toàn tuyệt đối.
Sản phẩm du lịch thám hiểm thường thấy ở các công ty lữ
hành du lịch ở Đà Lạt là đi bộ vào rừng sâu. Khách tây thường đặt tour trước.
Đúng hẹn người hướng dẫn viên du lịch đưa xe đến khách sạn đón khách. Khách
được chở đến dưới chân núi Langbian và bắt đầu đi bộ. Thức ăn nguội, đồ uống
được mang theo. Có thể đi bộ từ sáng sớm, leo lên đến độ cao nhất của Nam Tây
Nguyên là 2169m. Chiều tối xuống núi thăm bản làng xã Lát.
Cả đoạn đường khứ - hồi khoảng 30 km. Hoặc sản phẩm xuống thác Hang Cọp ( Xuân Thọ, Đà Lạt) đi bộ cũng “bán” được nhiều khách Tây. Đi bộ trong rừng nguyên sinh khoảng 15 km là đến được bản làng heo hút của người Cơ Ho. Được chòng chành qua những chiếc cầu treo nối từ sườn núi này qua sườn núi kia. Tất cả chi phí ăn uống được bao trọng gói, mỗi khách Tây chỉ trả khoảng 15USD mỗi ngày. Nếu ở lại đêm trong rừng thì giá này sẽ tăng lên 35USD.
Cả đoạn đường khứ - hồi khoảng 30 km. Hoặc sản phẩm xuống thác Hang Cọp ( Xuân Thọ, Đà Lạt) đi bộ cũng “bán” được nhiều khách Tây. Đi bộ trong rừng nguyên sinh khoảng 15 km là đến được bản làng heo hút của người Cơ Ho. Được chòng chành qua những chiếc cầu treo nối từ sườn núi này qua sườn núi kia. Tất cả chi phí ăn uống được bao trọng gói, mỗi khách Tây chỉ trả khoảng 15USD mỗi ngày. Nếu ở lại đêm trong rừng thì giá này sẽ tăng lên 35USD.
Ở góc phố Trương Công Định, Đà Lạt có nhiều cửa hàng cho
thuê xe đạp địa hình. Hàng chục chiếc xe cho thuê mỗi ngày với giá khoảng 2USD.
Lộ trình khách Tây thường chạy xe đạp địa hình quanh rừng hồ Tuyền Lâm. Hoặc
đạp xe đi qua miền trà Cầu Đất có lịch sử đồn trà cả trăm năm. Có những nhóm
khách còn rất thích đi xe đạp từ Đà Lạt qua đường Quốc lộ 27 đến DakLak, Dak
Nông. Hoặc thong dong trên chiếc bàn đạp xuống núi về phố biển Nha Trang. Luôn
có hướng dẫn viên nói giỏi tiếng Anh đi cùng. Giá bán sản phẩm ở đây là 60USD
mỗi ngày. Tính cả trọn gói bao ăn ở. Ngoài ra còn các sản phẩm của “sự sợ hãi”
đáng kể là đi du thuyền bè tre trên sông Đạ Quay, Đạ Huoai; cưỡi ngựa phi nước
đại giữa khu rừng hoang dã ngoại ô Đà Lạt…
Một lần ông Danmar - người Canada trở về sau chuyến vượt thác Datanla trên chiếc dây cáp – nói: “Cảm ơn một thời gian tuyệt vời ở ĐàLạt. Ý muốn du lịch thám hiểm của tôi đã đạt cả thảy 150% !” Cảm tưởng thật lòng, phảng phất một chút hóm hỉnh của du khách Danmar cho thấy loại hình du lịch thám hiểm, khám phá núi rừng Nam Tây Nguyên đang được khách “Tây ba lô” khá ưa chuộng. Theo hướng dẫn viên Lê Mai Nhật Hải, khách tây họ rất yêu thiên nhiên hoang dã, muốn háo hức chinh phục một thoáng cảm giác nào đó với thiên nhiên bí ẩn. Và đây là lời ông Peter, một du khách Úc nói: “Cám ơn rất nhiều về sự thân thiện và hiếu khách của dịch vụ các bạn. Đây là một trong những sản phẩm mà tôi thích nhất khi ở lại Việt Nam”.
Tiếp theo là cảm tưởng của bà Rutah đến từ Anh Quốc : “Tôi không hẹn chính xác ngày nào sẽ trở lại Đà Lạt. Nhưng tôi biết tôi không bao giờ quên sự nhiệt tình, tử tế của hướng dẫn viên du lịch nơi đây...”
Sản
phẩm du lịch tìm “sự sợ hãi” của Đà Lạt, Lâm Đồng đã, đang hút khách nước
ngoài, góp phần tăng thêm thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu tiền thích
hợp của họ. Hy vọng mới trong sự đa dạng sản phẩm du lịch đặc thù Nam Tây
Nguyên đang mở ra.
Đà
Lạt tháng 4/2007