Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Chia sẻ cùng "nông dân công nghệ"

VĂN VIỆT
Những ngày giữa tháng 4/2013 vừa qua, tiến sỹ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có chuyến kiểm tra thực tế phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Lạt, Đức Trọng và Đơn Dương, trực tiếp chia sẻ với từng doanh nghiệp, từng nhà nông về những thành công và những tâm tư để cùng nhau bước tiếp.

GIỐNG MỚI, CÔNG NGHỆ MỚI
Đến Công ty TNHH Trường Hoàng ở thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, tiến sỹ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cầm lên tay những củ giống hoa lily nhập về từ Hà Lan rồi quan tâm về cách bảo quản chất lượng giống hoa, về nhu cầu sản xuất và tiêu thụ. Đại diện công ty, anh Nguyễn Xuân Trường cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, công ty đã bán cho người trồng hoa lily ở Đơn Dương, Đức Trọng, Đà Lạt…từ 150- 200 ngàn củ giống mỗi tháng. Công ty có hệ thống nhà lạnh công nghệ cao để bảo quản củ hoa lily từ 10- 20 ngày trước khi bán cho người trồng. Đặc biệt, công ty đang canh tác hoa lan hồ điệp trong nhà kính công nghệ cao với 2.000m2, tổng kinh phí đầu tư 8 tỷ đồng. Toàn bộ công nghệ thiết bị nhà kính được một doanh nghiệp Hà Lan nhập về Việt Nam và trực tiếp lắp đặt, trong đó hệ thống mái lợp hoàn toàn tự động điều hòa ánh sáng; bên trong nhà kính có 5 chiếc máy điều hòa nhiệt độ phù hợp theo từng giờ, từng phút sinh trưởng của lan hồ điệp như đang trồng ở “nguyên quán” xứ Đài Loan. “Hàng ngày công ty bán ra trung bình 500 – 600 chậu lan hồ điệp, giá mỗi chậu từ 130- 150 ngàn đồng, đạt lãi 5 - 10% trên doanh thu…. ”-anh Trường nói.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Phạm S đánh giá cao hộ             gia đình ông Lê Hồng Duyên ở thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng vì đã trở thành một hộ gia đình nuôi bò sữa nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng với 50 con thường xuyên trong chuồng trai. Trong đó mỗi ngày có từ 20- 25 con bò được vắt sữa từ 20 – 22 lít/con. “ Tỉnh Lâm Đồng tiếp tục tạo các cơ chế thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư cung cấp giống bò sữa mơi, hỗ trợ kỹ thuật phối tinh nhân giống, nghiên cứu chuyển giao cho bà con nông dân về công nghệ trồng, chăm sóc các giống cỏ mới…. “- Tiến sỹ Phạm S nói với ông Duyên vừa là ngươi nông dân, vừa là Tổ trưởng Tổ Hợp tác chăn nuôi bò sữa xã Hệp Thạnh, Đức Trọng.
Thăm nông trường bò sữa Dalatmilk ở xã Tu Tra, Đơn Dương, Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng, Phạm S chú ý đến hàng chục tấn cỏ alpha nhập về từ Mỹ. Anh Vũ, một cán bộ kỹ thuật của Dalatmilk báo cáo rằng, đây là lần thứ 4, Dalatmilk nhập cỏ alpha về, moi lần nhập về khoảng hơn 20 tấn, bổ sung cho dinh dưỡng của hơn 300 con bò cho sữa trong vòng một tháng. Tiến sỹ Phạm S hỏi “Sao không trồng thử nghiệm giống cỏ alpha tại đất Tu Tra, Đơn Dương này ?  ” Cán bộ của Dalatmilk trả lời “ Đã trồng thử nhiều lần rồi nhưng không thành công, nhìn ra cả nước cũng chưa có nơi nào trồng được giiống cỏ alpha này…”  Tến sỹ Phạm S chỉ đạo ngay lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng: “ Liên lạc với Cục Trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có câu trả lời chính thức về giống cỏ alpha này… ”  Vài phút sau, câu trả lời từ  Hà Nội gửi đến là “Đã trồng thử nghiệm thành công giống cỏ alpha, sẽ phối hợp với tỉnh Lâm Đồng để trồng trên diện rộng trong thời gian tới…  ”
NHÂN RỘNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT CÔNG NGHỆ CAO
Tiến sỹ Phạm S giành nhiều thời gian tìm hiểu 2 mô hình liên kết khép kín từ quy trình sản xuất đến tiêu thụ rau cao cấp là: mô hình tổ hợp tác của 18 hộ nông dân ở Thái Phiên, Đà Lạt và mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp Phong Thúy ở Liên Nghĩa, Đức Trọng với 15 hộ nông dân trong vùng. Với tổ hợp tác ở Thái Phiên, anh nông dân trẻ Mai Văn Khẩn  làm người đứng đầu, chịu trách nhiệm liên hệ mua về các giống rau trồng theo từng thời vụ rồi tập trung toàn bộ sản phẩm thu hoạch của tổ viên để đưa đi tiêu thụ. Với hộ nông dân Trần Văn Hương ở thôn Lạc Nghiệp, xã Phú Hội, Đức Trọng, đã liên kết sản xuất 2 ha rau an toàn với doanh nghiệp Phong Thúy ở thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng hơn 2 năm qua, đạt lãi trên dưới 1 tỷ đồng mỗi năm”. Nông dân Trần Văn Hương nói : “Với 2 ha của gia đình tôi ( trong đó có 5.000m2 nhà kính) được doanh nghiệp Phong Thúy cung cấp, hướng dẫn kỹ thuật trồng luân canh các loại giống rau xà lách, cà chua, ớt ngọt … Tất cả sản lượng thu hoạch, doanh nghiệp Phong Thúy đều vận chuyển đi và thanh toán đầy đủ tiền với mức giá cao nhất của thị trường…”
Tại khu vườn nhà kính 5.000m2 ở thôn Quỳnh Châu Đông, xã Lạc Lâm, Đơn Dương,  tiến sỹ Phạm S chia sẻ với tâm tư của chủ vườn hộ gia đình, ông Nguyễn Văn Tuyến vì đã xuất bán 6 tấn ớt ngọt về các thương lái ở thành phố Hồ Chí Minh đã hơn 10 ngày qua vẫn chưa thấy báo giá để được nhận tiền. Tiến sỹ Phạm S gợi mở hướng chỉ đạo cho lãnh đạo chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Đơn Dương: “Phải tạo mọi điều kiện, mọi cơ chế thuận lợi để xây dựng, nhân rộng các mô hình liên kết hợp tác giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông để đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, ổn định thị trường tiêu thụ trong nước và vươn ra xuất khẩu…  ”
Tháng 4/2013