VĂN VIỆT
Tết này, ông giáo làng dẫu đã gần tám
mươi tuổi mà người ta vẫn thường gặp ông bất chợt trên đường làng trên xóm
dưới. Ông đi bằng nhiều phương tiện, hết đi bộ đến đi xe đạp, có khi lại đi nhờ
xe máy người khác…miễn sao phải mang theo đủ mấy món “đồ nghề” chính yếu là
chiếc máy ảnh chụp phim tự động cùng cây bút và trang giấy để ghi lại tư liệu
tìm thấy cho làng.
Ông
là ông giáo làng Phạm Văn Sao ở thôn Nghĩa Hiệp I, xã Ka Đô của huyện Đơn
Dương, Lâm Đồng. Gốc gác người Hoài Nhơn, Bình Định, năm 1965, sau khi thụ án
xong bốn năm tù về tội rải truyền đơn chống chế độ Ngô Đình Diệm, ông liên lạc
được với cách mạng rồi định cư tại vùng rừng núi hẻo lánh Ka Đô để dạy học trò
tiểu học và nắm bắt tình hình mật báo về cơ sở. Với học sinh tiểu học là lứa
tuổi con non nớt nên ông giáo không chỉ tập trung dạy chữ, dạy các phép tính tự
nhiên mà còn luôn quan tâm truyền đạt phép lễ nghĩa, truyền thống đoàn kết cùng
đi tới tương lai tươi đẹp nhất của làng quê này.
Giải phóng về, ông giáo làng
tiếp tục dạy học ở làng với cấp tiểu học rồi sau này là sáp nhập với cấp hai
thành cấp trung học cơ sở; thời gian sau đó làm lãnh đạo nhà trường cho đến lúc
nghỉ hưu vào năm 1990. “Về hưu, tôi có vốn liếng đến 25 năm gắn bó với học sinh
thế hệ này đến thế hệ khác trên đất Ka Đô. Bấy giờ tôi ước tính vùng đất hiếu
học này đã có hàng trăm cử nhân đỗ đạt, nghĩ cần phải lưu lại tên trường, tên
lớp, tên thầy cô và tên ngày tháng từng thời kỳ thăng trầm về sự dạy và sự học
tại các làng của xã Ka Đô cho thế hệ sau tìm hiểu…Thế là tôi đi tìm tư liệu và
viết…”- ông giáo làng Phạm Văn Sao kể. Từ đó bên cạnh ông giáo làng là rất
nhiều thầy, cô giáo đã và đang dạy học; cùng với những cựu học sinh trên đất Ka
Đô đã nhiệt thành cộng tác với ông giáo làng hoàn thành một cuốn kỷ yếu về giáo
dục ở làng mình. Năm ấy là cuối năm 2004, nghe tin lần lượt những học trò làng
Ka Đô tìm đến một phần lịch sử giáo dục ở làng mình, ông giáo làng sẵn lòng cấp
phát cuốn kỷ yếu để “nhân bản” ra cùng đọc và tra cứu. Thông điệp bên ngoài ảnh
cuốn bìa kỷ yếu, ông giáo làng ghi đậm câu châm ngôn cho học sinh ghi nhớ :
“Trí thức là chìa khóa mở lấy kho tàng vô tận !”
Làm
được cuốn kỷ yếu giáo dục của làng, ông giáo làng lại nhiều đêm trằn trọc:
“Mình đã tập hợp được tư liệu về giáo dục thì tại sao không tiếp tục tập hợp về
tư liệu kinh tế, chính trị, xã hội của cả làng xã Ka Đô ?!” Một buổi sáng đẹp
trơi, ông giáo làng “đánh liều” bàn với bà xã ông: “…Bà nè! Tôi muốn dành một
phần lương hưu để làm “lộ phí” hàng tháng về việc đi tìm tư liệu cho làng…”
Nghe bà xã “OK” liền, ông giáo làng vẫn còn cảm giác cái niềm hạnh phúc lúc đó
của mình. Năm ấy là cuối năm 2006. Bước đầu xuất phát, ông giáo tìm mua được
chiếc máy chụp hình bằng phim tự động, loại cũ “second hand” với giá 400 ngàn
đồng.
Trong tất cả hàng ngàn ngàn cái bấm máy của mình, ông giáo chọn ra những bộ ảnh làm tư liệu cho từng thời kỳ hình thành và phát triển ở Ka Đô, chia thành các giai đoạn như từ 1960- 1975; từ năm 1976- 1986 và từ năm 1986 đến nay. Đến nay thì ông giáo làng tạm hoàn chỉnh cuốn tư liệu của Ka Đô qua chặng đường 50 năm- từ 1960 đến 2010. “Tôi không sử dụng được máy chữ vi tính nên tất cả đều viết bằng tay rồi đưa ra tiệm net để thuê họ lên từng trang chữ vi tính như thế này…”-ông giáo làng vừa mở từng trang tư liệu rồi nói.
Đồng
hành với cái máy ảnh ghi tư liệu là đôi chân không biết mỏi để xuống từng khu
dân cư thu thập từng trang tư liệu bằng giấy trắng mực đen. Dẫn chứng cho phóng
viên, ông giáo đưa xem những tấm bản đồ quy hoạch làng Ka Đô vẽ tay; bản sự vụ
văn thư ( tạm cho là quyết định thành lập làng Ka Đô) từ thời chính quyền chế
độ cũ của miền Nam. Hỏi cách nào ông giáo lấy được những hồ sơ “độc” như vậy
thì ông giáo cưới hiền : “Tính đến nay thì tôi đã dạy học và sinh sống ở làng
Ka Đô cũng đã 45 năm, có lẽ phần đông ai cũng quen biết và có tình cảm gì đó
với tôi nên ai cũng luôn nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những tư liệu có được khi
thấy tôi cố công kiếm tìm…” Đặc biệt với những cán bộ lão thành cách mạng,
những cán bộ lãnh đạo địa phương từ xã đến huyện còn dành thời gian viết bài
với nhiều thông tin về lịch sử cho ông giáo.
Như ông Thái On, hiện là Bí thư Huyện ủy Đơn Dương có bài viết tay tựa đề “Phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng Ka Đô ngày càng giàu đẹp…”; ông D ‘Rong Đao, nguyên Phó Chủ tịch huyện Đơn Dương có bài “Suy nghĩ về sự phát triển Ka Đô bền vững”; ông Ya Duck, Phó Chủ tịch Uy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng ( cựu Phó Thủ tướng Fulro ra đầu thú cách mạng) có bài “Dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số”…Và nhiều người khác nữa cũng đã nhiệt tình ghi lại tư liệu cho ông giáo làng như giáo dân Nguyễn Văn Phu với bài “Sự hình thành của giáo xứ Lạc Hòa”; bà Ma Kin với bài “Phong tục tập quán của bà con dân tộc Kơ Ho, Chu Ru”; thạc sĩ Nguyễn Thị Nhiễm với bài “Sự du nhập của đạo công giáo trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Ka Đô”…
Như ông Thái On, hiện là Bí thư Huyện ủy Đơn Dương có bài viết tay tựa đề “Phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng Ka Đô ngày càng giàu đẹp…”; ông D ‘Rong Đao, nguyên Phó Chủ tịch huyện Đơn Dương có bài “Suy nghĩ về sự phát triển Ka Đô bền vững”; ông Ya Duck, Phó Chủ tịch Uy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng ( cựu Phó Thủ tướng Fulro ra đầu thú cách mạng) có bài “Dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số”…Và nhiều người khác nữa cũng đã nhiệt tình ghi lại tư liệu cho ông giáo làng như giáo dân Nguyễn Văn Phu với bài “Sự hình thành của giáo xứ Lạc Hòa”; bà Ma Kin với bài “Phong tục tập quán của bà con dân tộc Kơ Ho, Chu Ru”; thạc sĩ Nguyễn Thị Nhiễm với bài “Sự du nhập của đạo công giáo trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Ka Đô”…
Giờ thì ông giáo làng Phạm Văn Sao đã đóng
thành 400 trang bản thảo tư liệu làng Ka Đô 50 năm 1960- 2010. Phóng viên muốn
biết chừng nào có thể “trình làng” bộ tư liệu làng này, ông giáo làng lại cười
hiền : “Tôi đã đưa tập bản thảo cho thầy giáo Lê Hữu Túc – Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện Đơn Dương để tranh thủ đọc và góp ý giúp tôi sửa chữa, bổ sung
để sớm hoàn thành. Thầy giáo Lê Hữu Túc từng là đồng nghiệp của tôi ở trường
làng Ka Đô này. Đơn
Dương- Đà Lạt Tháng 3/2010