VĂN VIỆT
Anh Nguyễn Phú Tuấn từ thành phố Đà Lạt đã
tìm đến thôn Klong Klanh, một khu vực vùng xa ở xã Đạ Chais, Lạc Dương để biến
những khu đồi dốc cao, đất cằn cỗi trở thành những đồi cam đường có vị ngọt
thanh đặc trưng của cao nguyên Lâm Đồng.
Đã
bước sang nửa tháng giêng năm mới, khu đồi cam đường của anh Nguyễn Phú Tuấn
vẫn rực vàng màu trái chin, thu hoạch trái bán hết mỗi ngày đến năm, sáu tạ,
giá bán tại vườn mỗi ký trên dưới 40 ngàn đồng. Trái nhỏ tròn đều như trái
quýt, nhưng vỏ mỏng, ruột vàng ươm, không hạt, vị ngọt thanh khác biệt của cam,
không có vị chua của quýt. Anh Tuấn cho biết lứa cây cam nhiều tuổi nhất ở đây
đã 8 năm; cây ít tuổi nhất đã 4 năm. Tất cả đều là giống cam được anh Tuấn
chiết ghép, cẩn thận gói trong bao bì bằng xốp đưa vào đây từ một làng nông
nghiệp ngoại thành Hà Nội. Nhưng trước đó phải mất thời gian một năm chiết ghép
gồm: 8 tháng đầu gieo hạt bưởi lấy gốc
to khỏe nhất; 4 tháng sau ghép gốc bưởi này với mầm chồi cũa cây cam đường. Cuối
cùng là bứng từng cây giống có giữ đủ bộ rễ ươm vào từng bịch ni lông đất, đưa
lên xe khách vận chuyển lên Lâm Đồng.
Cũng
theo chủ vườn Nguyễn Phú Tuấn, hơn 300 cây giống cam đường đầu tiên đưa vào trồng
ở khu đòi đất trống thuộc thôn Klong Klanh, của xã Đạ Chais, Lạc Dương, phần
lớn đã vươn cành, tỏa tán đạt theo yêu cầu. Anh Tuấn đào hố trồng với quy cách
hình vuông, cạnh 50cm, chiều sâu cũng 50cm, bón lót phân chuồng, phân vi sinh
trước khi đặt cây giống xuống. Trồng cây cách cây và hàng cách hàng 3 mét. Hệ
thống tưới tiêu chống hạn cho cây được đào bởi chiếc hồ tích nước suối tự chảy
dưới chân vườn cam, diện tích mặt nước khoảng 200 mét vuông. Nước được bơm tưới
đến từng gốc cây qua hệ thống đường ống dài hàng trăm mét. Qua nghiên cứu các
tài liệu, anh Tuấn trồng xen hàng trăm cây ổi với mùi hương thơm hắc phát tán
sẽ ngăn chặn các loài sâu bệnh tấn công gây bệnh vàng lá trên cây cam đường.
Thị
trường Đà Lạt tỏ ra ưa chuộng giống cam đường ngay từ mùa kết trái đầu tiên,
anh Tuấn nhanh chóng chiết ghép, nhân giống mở rộng diện tích ở khu đất đối
trống ở thôn Klong Klanh, xã Đạ Chais, Lạc Dương lên 01 ha đến 02 ha và nay là
03 ha. Vụ mùa 2012- 2013 sắp kết thúc, trên mỗi ha thu đạt từ 35- 40 tấn trái,
gồm diện tích cam bước sang năm trồng thứ tư với khoảng 01 ha; diện tích cam
bước sang năm trồng thứ 6 đến thứ 8 với khoảng 02 ha. Phép tính lợi nhuận cân
đối trên 01 ha trồng cam đường ở đây là: Đầu tư 1.000 cây giống, mỗi cây 30
ngàn đồng, thành tiền 30 triệu đồng. Cộng với tiến nhân công, phân bón, các chi
phí khác trong 3 năm là khoảng 200 triệu đồng. Lứa cam thu hoạch mùa đầu vào
cuối năm thứ 3 đạt trung bình 20 tấn/ha. Nhân với giá thị trường hiện tại, mỗi
ký 40 ngàn đồng, đạt tổng doanh thu 800 triệu đồng. Trừ ra đã thu lãi ròng là
600 triệu đồng. Trồng, chăm sóc tiếp đến năm thứ 4, thứ 5 trở đi, mỗi ha cam
đường đạt năng suất từ 30- 40 tấn, doanh thu và lợi nhuận theo đó sẽ tăng cao
hơn…
Tháng 02/2013