VĂN VIỆT
Nghề thủ công địa phương ở Đà Lạt, Lâm Đồng đang
lâm cảnh mai một rất nhanh bởi thiếu nguyên liệu, thiếu thị trường, thiếu nhân
công có tay nghề cao, thiếu vồn và thiếu nhiều cơ chế để đầu tư, quảng bá, tiếp
thị...Để khắc phục, mở hướng khai thông bế tắc cho nghề thủ công địa phương,
ngay từ bây giờ, các cơ quan hữu quan phải xúc tiến đồng bộ những giải pháp vừa
trước mắt, vừa lâu dài
Tuy
nhiên từ năm 1987 đến nay, kinh tế thị trường phát triển sâu rộng, sự cạnh
tranh sản phẩm thủ công trở nên ngày một mạnh mẽ và gay gắt hơn, đòi hỏi sự
năng động để khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào, tiếp thị sản phẩm đầu ra, nhưng
hệ quả hàng loạt tổ chức kinh tế tập thể như hợp tác xã, tổ hợp tác…không thể
đáp ứng kịp với sự vận hành của thị trường tự do, buộc phải giải thể. Như từ
năm 1987 trở về trước, Đà Lạt có Hợp tác xã tranh mộc bản Lam Sơn hoạt động ổn
định với 200 xã viên cưa lọng, chạm bút lửa, thì sau năm 1987 đến nay đã giải
thể hoàn toàn, nhiều xã viên cũ còn tâm huyết với nghề, mong muốn tập hợp thành
lập một câu lạc bộ cưa lọng, bút lửa để giữ lại nghề, nhưng cũng không biết phải
bắt đầu từ đâu. Nếu tính từ hơn 5 năm qua, toàn thành phố Đà Lạt chỉ còn khoảng
90 cơ sở sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp theo phạm vi kinh tế hộ gia
đình, sản xuất các sản phẩm mứt, rượu mật trái cây đặc sản Đà Lạt, hoa khô, gỗ
lũa…với hiệu quả kinh tế vô cùng hạn chế.
Ông Nguyễn
Đình Thiện, Phó Phòng Kinh tế Đà Lạt phân tích: Giai đoạn 2011- 2012, nghề thủ
công Đà Lạt tiếp tục trên đà suy giảm mạnh vì hoạt động sản xuất chủ yếu quy mô
hộ gia đình manh mún, nhỏ lẻ, nhiều sản phẩm được khôi phục và phát triển theo
kiểu tự phát, vốn ít, lời ít…Vì kém lợi nhuận nên nhiều cơ sở hộ gia đình chỉ sản
xuất cầm chừng theo các đơn đặt hàng số lượng không đáng kể, gồm các mặt hàng
thủ công truyền thống, thiết kế các hình ảnh xưa cũ trên tranh cưa lọng, tranh
chạm bút lửa, gỗ mỹ nghệ, gỗ điêu khắc…Đến bây giờ, Đà Lạt hiện có khoảng 10 cơ
sở sản xuất hoa khô thủ công, nhưng vẫn chỉ là những cơ sở sản xuất chật hẹp, không
có môi trường để nâng cao kỹ năng sáng tạo tay nghề của người thợ nên sản phẩm làm
ra với mẫu mã, chất lượng chỉ bán được với thị trường các tỉnh, thành gần trong
nước, chưa đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu, mở rộng nhà xưởng sản xuất, thu hút số
lượng lớn lao động địa phương vào học nghề và sinh sống ổn định với nghề.
Bước
đầu xuất khẩu thành công sản phẩm hoa khô sản xuất bằng thủ công tay nghề cao,
đã gợi mở rằng, để đưa những sản phẩm thủ công truyền thống của Đà Lạt đạt giá
trị kinh tế từ thị trường trong nước sang thị trường xuất khẩu, cần phải tiếp
tục đào tạo bổ sung, nâng cao tay nghề, thiết kế mẫu mã sản phẩm mới đa dạng;
đẩy mạnh xúc tiến thương mại, từng bước gắn kết với các hoạt động du lịch để quảng
bá sản phẩm…Những gợi mở này đã và đang đồng hành với dự án triển khai của
Phòng Kinh tế Đà Lạt mang tên “ Xây dựng mô hình thí điểm tổ hợp tác hoặc hợp
tác xã sản xuất hoa khô, hoa gỗ, tranh cưa lọng, tranh chạm bút lửa phục vụ cho
dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt ”.
KỲ II: KHÔI PHỤC NGHỀ THỦ CÔNG TỪ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỂM