Bài
4/ Định hướng tăng trưởng xanh và bền vững
VĂN
VIỆT
Lâm Đồng xác định muc tiêu phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên phụ phẩm từ sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm cây trồng, động vật nuôi, thủy sản để tái sử dụng, giảm thiểu các yếu tố đầu vào. Từ đó mở rộng chuỗi giá trị gia tăng, giảm lượng chất thải ra môi trường, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Gần
2,7 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp
Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 328.000ha đất
canh tác nông nghiệp, tương ứng diện tích gieo trồng đạt 404.001 ha trong năm 2023, tăng 7.171
ha so với năm 2022. Tổng sản lượng cây lương thực 182.900 tấn; rau 2,97 triệu tấn;
hoa hơn 4 tỷ cành; cà phê 545.338 tấn, chè 166.295 tấn, cây ăn quả 310.077 tấn.
Trồng trọt tăng trưởng năm 2023 đạt 6,5%, chiếm tỷ 84% giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp, đạt 245 triệu đồng/ha/năm, tăng 3,3% so cùng kỳ. Toàn tỉnh đã công nhận sản
xuất nông nghiệp công nghệ cao với 9 vùng canh tác, 14 doanh
nghiệp và 66.783 ha, chiếm 20,4% tổng diện tích.
Cũng tính đến hết năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh,
tổng đàn gia súc 566.828 con, đàn gia cầm hơn 9,3 triệu con. Sản lượng thịt hơi các loại 78.972 tấn, trứng gia cầm 331 triệu
quả; sữa tươi 109.706 tấn, mật ong 1.513 tấn; kén tằm 16.504 tấn. Quy mô chăn nuôi với 81 trang trại lớn, 405 trang trại vừa,
872 trang trại nhỏ và 28.248 nông hộ. Bên cạnh đó, toàn tỉnh nuôi trồng
thuỷ sản với diện tích 2.335 ha (9.668 tấn/năm). Riêng diện tích nuôi cá nước lạnh
đạt 53 ha (1.500 tấn/năm) tập trung tại các huyện Lạc Dương, Đam Rông, Di Linh
và TP. Đà Lạt.
Đáng kể toàn tỉnh hiện
có 1.950 doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến nông sản đạt công suất 2.624.197
tấn/năm, chiếm 70% tổng sản lượng. Cụ thể 147 doanh nghiệp và 987 cơ sở chế biến
rau, củ, quả mỗi năm hơn 2,2 triệu tấn nguyên liệu. Đồng thời với 119 công ty
và 90 cơ sở mỗi năm chế biến khoảng 17.437 tấn chè xanh, chè đen, chè olong, chè
thảo dược. Và 28 doanh nghiệp cùng 280 cơ sở chế biến cà phê nhân, công suất 320.000 tấn/năm; 172 đơn vị chế biến
cà phê rang xay 10.326 tấn/năm. Hàng năm toàn tỉnh còn chế biến 53.710 tấn trái
cây và hạt dinh dưỡng. Kết thúc năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt khoảng
500 triệu USD, chiếm tỷ trọng 51% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Nhận định chung cho thấy, “sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng là ngành kinh tế chủ lực hàng năm tạo ra một khối lượng lớn phụ phẩm vật liệu hữu cơ giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng cho vật nuôi, cây trồng. Với tiềm năng dồi dào như vậy, phụ phẩm nông nghiệp đã trở thành nguồn tài nguyên để phát triển các vùng nông nghiệp tuần hoàn tập trung, đồng thời làm nguyên liệu chủ yếu trong cho ngành sản xuất phân bón hữu cơ, năng lượng sinh khối, chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn…”. Theo đó, phóng viên tập hơp số liệu chưa đầy đủ trong năm 2023 vừa qua, toàn tỉnh thông qua hoạt động động chăn nuôi, trồng trọt, giết mổ gia súc, gia cầm, sơ chế, chế biến nông sản, đã phân loại gần 2,7 triệu tấn phụ phẩm. Trong đó chiếm tỷ lệ từ 75,7% đến 96,7% xử lý theo quy trình tuần hoàn, còn lại từ 3,3% đến 24,3% phụ phẩm cày vùi chôn vào đất, thu gom đốt, tiêu hủy tại bãi rác công công hoặc thải ra môi trường.
Để xử lý tập trung, kịp thời và hiệu quả phụ phẩm theo quy trình sản xuất
nông nghiệp tuần hoàn, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cần có những giải pháp triển
khai theo từng lộ trình phù hợp với mục tiêu đề ra. Cụ thể đến năm 2030, đạt
tỷ lệ thu gom, tái sử dụng phụ phẩm theo mô hình kinh tế tuần hoàn với 100%
tại trang trại, 90% tại hộ chăn nuôi; 95%
diện tích cây trồng; 100% sơ chế, chế biến nông sản, giết mổ gia súc,
gia cầm; 30% hợp tác xã, trang trại trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ứng
dụng công nghệ mới; xây dựng, ban hành quy trình quản lý, thu hồi, tái sử dụng
phụ phẩm.
Cần
lộ trình phát triển bền vững
Theo các các cơ quan chuyên môn, giải pháp xuyên suốt lộ trình đến năm 2030 cần nhân rộng mô hình nông nghiệp tuần hoàn kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nông lâm kết hợp như: vườn - ao - chuồng; vườn – ao – chuồng – rừng; mô hình trồng lúa, rau với nuôi tôm; trồng cỏ, bắp với nuôi bò sữa. Đồng thời xây dựng, phát triển các mô hình không sử dụng nguyên liệu thuốc thú y, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng trong trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Cụ thể xử lý phụ phẩm trong quy trình trồng trọt tuần hoàn để làm phân bón hữu cơ, nhiên liệu chất đốt, than sinh học, thức ăn chăn nuôi. Và nhân rộng các mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tuần hoàn sử dụng phụ phẩm trồng trọt làm đệm lót sinh học; xử lý chất thải bằng công nghệ khí sinh học; nuôi trùn quế, ruồi lính đen lấy phân bón hữu cơ cho cây trồng; chăn nuôi an toàn sinh học.
Mặt
khác cần khuyến
khích, ưu tiên tuyển chọn, thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ chọn tạo giống
cây trồng kháng sâu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu; giống vật nuôi chống
chịu dịch bệnh; sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu phụ phẩm tại chỗ;
quy trình sản xuất, sử dụng chế phẩm thảo mộc, phân bón sinh học để thúc đẩy
phát triển nông nghiệp tuần hoàn.
“Xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp tuần hoàn giữa nông hộ với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại theo quy trình đồng bộ, tạo thành vòng tròn khép kín, tận thu nguồn phụ phẩm, chất thải để xử lý, tái sử dụng, gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch canh nông, định hướng tăng trưởng xanh và bền vững trên địa bàn…”, cơ quan chuyên trách trong ngành Nông nghiệp Lâm Đồng nhấn mạnh nhóm giải pháp trọng tâm.
tháng 5/2024