VĂN VIỆT
Mùa bơ Lâm Đồng thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm với đa dạng chủng loại, nhưng phần lớn sản lượng trái tươi do thương nhân thu mua quy mô nhỏ tại vườn để phân phối đến địa phương khác. Trong khi vẫn thiếu cơ sở thu mua, sơ chế và chế biến bơ công suất lớn gắn với thị trường tiêu thụ ổn định, nên cần có những giải pháp căn cơ hơn.
Sản lượng
bơ toàn tỉnh khoảng 80.000 tấn/năm
Thống kê tổng diện tích
bơ toàn tỉnh đến nay đạt 8.067 ha, trong đó diện tích bơ 034 chiếm tỷ lệ lớn nhất
với 81,3% (6.557 ha), tập trung chủ yếu ở các huyện Bảo Lâm (2.371 ha), Di Linh
(2.782 ha), Lâm Hà (440 ha), Đức Trọng (390 ha) và TP Bảo Lộc (418 ha). Tiếp
theo với tỷ lệ 11,2% (900 ha) bơ Booth phân bổ huyện Lâm Hà (530 ha), huyện Đức
Trọng (110 ha) và TP Đà Lạt (95,2 ha). Còn lại tỷ lệ 7,5% các giống bơ khác (610
ha) canh tác trên nhiều vùng nông nghiệp khác nhau. Đa số diện tích trồng bơ
trên địa bàn tòan tỉnh được trồng theo hướng xen canh chiếm 87%, trồng thuần chiếm
13%.
Trong tổng sản lượng bơ
toàn tỉnh khoảng 80.000 tấn/năm thì sản lượng bơ 034 chiếm tỷ lệ lớn nhất với 81%;
kế tiếp bơ booth chiếm 11,5% và các loại bơ khác chiếm 7,5%. Mỗi giống bơ trên
địa bàn Lâm Đồng có đặc điểm sinh học và thời gian thu hoạch khác nhau từ tháng
4 đến tháng 11. Đây là lợi thế cung ứng ra thị trường đa dạng các loại bơ Lâm Đồng
so với các địa phương khác với thời điểm thu hoạch ngắn hơn, thường chỉ kéo dài
từ tháng 6 đến tháng 8.
“Lâm Đồng thích hợp cho
cây bơ phát triển phổ biến ở thành phố Bảo Lộc, các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Đức
Trọng, Lâm Hà và một số địa bàn thành phố Đà Lạt. Vào những năm 2000 trở về trước,
cây bơ trồng chủ yếu làm cây bóng mát, cây phân định ranh giới đất, cây trồng trên
đất trống trong vườn. Theo thời gian, cây bơ đã trở thành cây trồng mang đến thu nhập của rất
nhiều doanh
nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ nông
dân trên địa bàn…”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng
đánh giá.
Tuy nhiên cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, với tổng sản lượng bơ khoảng 80.000 tấn/năm nói trên, nhưng hiện toàn tỉnh mới có Công ty TNHH Nông sản Văn Phương thu mua, sơ chế và chế biến bơ 600 tấn/năm tiêu thụ trong nước. Và sản lượng bơ cấp đông của Công ty TNHH Blaofood 1.000-2.000 tấn/năm, Công ty Cổ phần Hikari Đà Lạt 40 tấn/năm, Công ty TNHH SX TM XNK Thuận Thành 300-400 tấn/năm, xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 80 cơ sở thu mua bơ khoảng 13.000 tấn/năm, cung cấp phán lớn thị trường nội địa, phần nhỏ xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Thái Lan và Campuchia. Sản lượng bơ còn lại tiêu thụ thông qua thương nhân từ tỉnh, thành lận cận và nông hộ tự bán cho khách hàng truyền thống và trên các nền tảng xã hội, thu nhập không ổn định. Như năm 2019, giá bơ các loại trong tỉnh từ trung bình 53.000 đồng/kg, đến năm 2023 xuống còn 15.000 đồng/kg. Riêng năm 2023, giá bơ từ 25.000 đồng/kg đầu vụ và cuối vụ giảm xuống 5.000 -7.000 đồng/kg chính vụ.
Để tránh
áp lực mùa vụ
Nguyên nhân đầu ra sản
phẩm bơ Lâm Đồng vẫn chưa ổn định do những năm gần đây, diện tích và sản lượng bơ
034 tăng nhanh, giá giảm sâu vào chính vụ từ tháng 5 đến tháng 6. Hơn nữa bơ 034 có vỏ mỏng, thời gian bảo quản
ngắn, nên chưa đủ điều kiện xuất khẩu số lượng lớn. Trong khi đó sản phẩm bơ cấp
đông đang trong giai đoạn thử nghiệm, sản lượng không đáng kể. Một số thời điểm,
nông dân hái bơ non cung cấp thị trường, ảnh hưởng đến thương hiệu bơ 034 của tỉnh.
Chưa kể chuỗi liên kết giữa nông dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở thu
mua, sơ chế, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm bơ chưa chặt chẽ.
Giải pháp trong thời
gian tới, toàn tỉnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật
kéo giãn thời gian thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm, giảm áp lực mùa vụ. Trong
đó khuyến khích phát triển diện tích sản xuất bơ theo các tiêu chuẩn chứng nhận
VietGAP, GlobalGAP, Organic, nhằm nâng cao chất lượng và thương hiệu bơ Lâm Đồng.
Toàn tỉnh cũng cần nâng
cấp, mở rộng quy mô các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ bơ đảm bảo an toàn thực
phẩm và truy xuất nguồn gốc; đồng thời triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách thu
hút doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đổi mới hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ,
nâng cao công suất sơ chế, chế biến đa dạng sản phẩm, tạo giá trị gia tăng cho
trái bơ. Ngoài ra áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP, ISO trong các cơ sở
chế biến bơ theo chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
“ Cơ quan quản lý nhà nước làm cầu nối, tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân gặp gỡ, trao đổi, thống nhất cơ chế, tiêu chuẩn, giá cả thu mua sản phẩm bơ. Qua đó định hướng các giải pháp xác định giá sàn của sản phẩm, hỗ trợ khi giá bơ xuống thấp hoặc phương án chia sẻ lợi nhuận khi giá thị trường tăng cao…”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng nhấn mạnh giải pháp hợp tác ổn định thị trường tiêu thụ bơ Lâm Đồng.
THÁNG 5/2025