VĂN VIỆT
Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết, thực hiện
Đề tài “Nghiên cứu cải tạo đất nền sau khai thác và bùn đỏ của Nhà máy Khai
thác luyện bauxit- alumin kết hợp với một số chế phẩm hữu cơ thành nền đất trồng
tại Tân Rai-Lâm Đồng”,
nhóm các nhà khoa học của các Sở Khoa học và Công nghệ,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Lâm Đồng,
Trường Đại học Đà Lạt, Công ty Bauxit Lâm Đồng cùng các chuyên gia trong tỉnh
Lâm Đồng đã trồng thử nghiệm thành công bước đầu cây thanh long và cây dứa
cayenne trên 300 mét vuông đất bùn đỏ được trung hòa bằng các vật liệu hữu cơ
có tính axit.
Số liệu phân tích của Đề tài nêu trên cho thấy: Hàng
năm khối lượng khai thác quặng bauxit tại các mỏ Tân Rai- Lâm Đồng lên tới 2,32
triệu mét khối, dẫn đến nguy cơ tổng lượng bùn đỏ phải lưu giữ từ 80- 90 triệu
mét khối. Bùn đỏ là chất độc hại do có tính kiềm cao, tốn kém rất nhiều kinh
phí sau 20 năm mới chuyển hóa, phân hủy thành nguyên liệu sản xuất phân bón kiềm,
vật liệu xây dựng, xử lý nước thải ngành dệt nhuộm…
Với việc trung hòa bùn đỏ bằng các chất hữu cơ như bã
nấm, rác rau, than bùn…đã giảm độ pH của đất xuống còn 8,21, các nhà khoa học
nói trên tiến hành trồng, chăm sóc cây thanh long và dứa cayene bám rễ và đâm
chồi trong vòng 2 tháng, các loài giun sau đó cũng sống được trong đất. Thời
gian tới, Đề tài tiếp tục trung hòa bùn đỏ thành đất sản xuất nông nghiệp để trồng
thử nghiệm từ 30- 40 loại cây.
THÁNG 7/2015