VĂN VIỆT
Cụ ông Lê Phỉ, 82 tuổi, ở đường Hai Bà
Trưng, Đà Lạt, đã lưu giữ gần như nguyên vẹn hàng chục bức ảnh chụp phong cảnh
và con người Đà Lạt từ hơn nửa thế kỷ về trước.
Cụ
ông Lê Phỉ cho biết: Đây là những tấm ảnh trắng đen chụp ở Đà Lạt và vùng Đăn
Kia- Suối Vàng, Núi Bà, Lạc Dương từ những năm đầu thập niên năm mươi đến đầu
thập niên sáu mươi của thế kỷ trước, tác giả là người bạn thân thiết của cụ
Phỉ, tên là Trần Văn Châu (đã qua đời tại Mỹ). Thời gian đó, cụ Lê Phỉ đang là
trai trẻ, vừa dạy học vừa nghiên cứu, sưu tầm những tư liệu về quá trình hình
thành và phát triển của đô thị Đà Lạt. Và đến nay, cụ Lê Phỉ đã chọn lọc, sắp
xếp, hoàn thành bản thảo khoảng 500 trang viết về lịch sử kiến trúc, đời sống
sinh hoạt của cư dân Đà Lạt qua hơn một thế kỷ.
Hàng chục tấm ảnh của người bạn
nhiếp ảnh Trần Văn Châu là một trong những nguồn tư liệu được cụ Lê Phỉ thu
thập trong hơn nửa thế kỷ qua, sau đó dùng để minh họa cho những trang viết của
tập bản thảo này.
Lần
lượt cho phóng viên xem từng tấm ảnh trắng đen còn rõ nét sau hơn nửa thế kỷ
lưu giữ cẩn thận, diện tích mỗi tấm ảnh là 20cm x 27 cm, cụ Lê Phỉ giới thiệu
nhóm ảnh phong cảnh Đà Lạt xưa như một góc trung tâm Đà Lạt chụp từ máy bay,
cảnh Thủy Tạ, nhà thờ Con Gà bên cảnh hồ Xuân Hương, kiến trúc tượng nhà mồ
người Lạch...
Với cảnh lao động, sinh hoạt của cư dân người Lạch xưa như: Cảnh
người Lạch gùi củi đi qua bờ hồ Xuân Hương, cảnh đàn ngựa theo chân người về
nhà sau một ngày chở chủ đi vườn rẫy, cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Lạch,
chân dung người đàn ông, phụ nữ Lạch căng tai, tay cầm tẩu thuốc, cảnh thiếu nữ
hồn nhiên để ngực trần đan thổ cẩm, tắm
suối…
Rất
nhiều sinh viên trong nước thực hiện các luận văn tốt nghiệp cử nhân, thạc sỉ
đã được cụ Lê Phỉ nhiệt tình cung cấp
những tấm ảnh tư liệu của Đà Lạt thơ mộng, hoang sơ ngày xưa như đã nói trên. Và nếu các nhà tổ
chức các lễ hội văn hóa, du lịch của Đà Lạt, Lâm Đồng có nhu cầu triển lãm, cụ
Lê Phỉ nói cũng sẽ sẵn lòng cung cấp tất cả những tấm ảnh Đà Lạt xưa có được…
Tháng 6.2012