Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Hai mươi...

Hai mươi hăm bảy đầu đông.
Nguồn mai hé rạng xanh trong tiếng chào...

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Người “gác hồ” Xuân Hương xanh

VĂN VIỆT
Mong muốn góp tay làm trong lành môi trường du lịch xanh Đà Lạt, ông Nguyễn Hòa, một công dân Đà Lạt đã sáng chế, vận hành nhiều cỗ máy gom rác trên hồ Xuân Hương và trong chợ rau Trại Mát rồi chế biến thành phân hữu cơ bón cho cây trồng. 

Ẩm thực “khu phố phù thủy”

VĂN VIỆT

“Khu phố phù thủy” ẩm thực lạ của XQ Đà Lạt Sử Quán nằm trên đường Mai Anh Đào, Đà Lạt, trong đó trình diễn nhiều món ăn “của nghệ sĩ sống về đêm” từ 15 giờ đến 21 giờ ngày 30/12/2011, dẫn đưa thực khách lạc vào một thế giới “ăn không trần thế”.    

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Đưa cáp treo vào sản xuất

VĂN VIỆT
Nhiều khu vực ở Đà Lạt đang sử dụng cáp treo giăng ngang trên đường không trung hàng trăm mét, vượt độ cao cũng đến cả trăm mét để chở vật tư, phân bón và hoa lợi trong sản xuất, thay thế sức người phải mang vác nặng nhọc, leo dốc núi chênh vênh, lội suối sâu bì bõm, triền miên bao nhiêu năm. Đáng “ngưỡng mộ” với tác giả sáng chế những “cung đường” cáp treo này là một người nông dân “chính hiệu” của phố núi Đà Lạt.  

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Gần gũi Cù Lần

VĂN VIỆT

Từ Khu du lịch Thung Lũng Vàng, Đà Lạt đi thêm chừng 10 cây số nữa là gặp Khu du lịch Làng Cù Lần với những cảm giác vừa mới lạ vừa gần gũi với tiếng suối chảy, thông reo, chim hót và đặc biệt được xem các chú cù lần hiền lành và những hàng cây cù lần khép nép, lặng lẽ giữa không gian khoáng đạt, trong lành…

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Dấu xưa Cầu Đất

Phóng sự VĂN VIỆT

Lại một năm chuyển mùa dã quỳ vàng, làm chuyến hành hương về xứ trà Cầu Đất, Xuân Trường, cách trung tâm Đà Lạt hai mươi lăm cây số theo hướng bình minh lên, lữ khách được thả hồn trong không gian tĩnh tại, tìm lại những dấu xưa đã phủ dày qua gần thế kỷ. 

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Du mục cùng ong


Phóng sự VŨ VĂN
Mùa khô Nam Tây Nguyên nắng vàng óng, mưa lấm tấm phủ đều trên cây lá, là mùa lý tưởng nhất trong năm dành cho đàn ong bay đi tìm hoa lấy mật. Bên đường cái quan đi qua Xuân Trường, Đà Lạt, một ngày đầu tháng tư năm nay, tôi đã có được những khoảng không gian du mục cùng ong. 

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Xe ngựa ơi!…

Phóng sự VĂN VIỆT

Xe ngựa cổ “tái sinh” hai năm nay quanh những con dốc dài Đà Lạt đã tạo sự thích thú đặc biệt của du khách bốn phương. Nhưng rồi mấy ai thấu hiểu hết, khuất lấp đằng sau là những cảnh đời xà ích cùng với những con “tuấn mã” phải nếm trải những cơ cực, mỏi mòn chờ bến đậu đến tận bây giờ…

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Người ôm “kho báu” Tây Nguyên

VĂN VIỆT

( Chung khảo giải báo chí quốc gia năm 2006)

Hơn một phần tư thế kỷ rong ruổi khắp “thâm sơn cùng cốc”, ông đã sưu tập, sở hữu cả ngàn hiện vật đặc trưng bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên. Tên ông có thể được “lưu danh” vào Sách Kỷ lục Việt Nam.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Trở lại “phố cao lầu”

VĂN VIỆT

“Phố cao lầu” là tên gọi thân thiện của nhiều lữ khách trong nước, quốc tế mỗi khi nhắc đến ẩm thực phố cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới. Đầu đông vừa qua trở lại Hội An “điền dã” một ngày đêm tôi đã có những hiểu biết thêm về miền thương cảng này.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Chàng khùng thổi hồn hoa Đà Lạt

VĂN VIỆT
Lãng tử nhiếp ảnh MPK vừa trình làng bộ ảnh nhụy hoa tại Công viên Xuân Hương, trung tâm phố Đà Lạt. Từng phong ảnh dán chặt lên khung vải bao tời, hết gắn đung đưa trên gốc thông, đến đặt trên giá đỡ khẳng khiu, trông “chẳng giống ai”. Bạn bè thân hữu, du khách gần xa nườm nượp ra vào thưởng lãm. Khá đông người cứ xuýt xoa không dứt: Lãng tử đã “khùng” lại “khùng” hơn…

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Giữ nét hoang sơ của Đà Lạt xưa

VĂN VIỆT

Cụ ông Lê Phỉ, 82 tuổi, ở đường Hai Bà Trưng, Đà Lạt, đã lưu giữ gần như nguyên vẹn hàng chục bức ảnh chụp phong cảnh và con người Đà Lạt từ hơn nửa thế kỷ về trước.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Dạo chơi với thú hoang Thái Lan

VĂN VIỆT

Chỉ cần 25 baht ( khoảng 10 ngàn đồng Việt Nam), mỗi du khách được “sở hữu” không hạn chế thời gian quan sát tận mắt các loài thú sách đỏ, thú dữ ăn thịt sống…trong một không gian sinh tồn rộng cả chục ngàn mét vuông. Nơi đây khoảng cách giữa sự hoang dã với con người công nghiệp cứ gần gũi hơn.