VĂN VIỆT
Nhiều năm qua, Chủ tịch Hội
Nông dân huyện Đức Trọng Nguyễn Ngọc Tuấn đã phát huy vai trò người đứng đầu
chủ động, trực tiếp liên hệ kết nối đối tác trong và ngoài nước, xây dựng và
nhân rộng mô hình 500 nông hộ trên địa bàn liên kết sản xuất, tiêu thụ khoai
tây theo hợp đồng.
Theo
khảo sát của Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đức Trọng Nguyễn Ngọc Tuấn, toàn huyện
Đức Trọng hàng năm sản xuất khoảng 22.600ha diện tích rau, củ, quả các loại, đạt
tổng sản lượng khoảng trên 650.000 tấn. Trong đó chỉ chiếm khoảng 10% diện tích sản
xuất và tiêu thụ theo văn bản hợp đồng. Còn lại phần lớn diện tích sản xuất và tiêu
thụ theo hợp đồng bằng miệng đối với các đầu mối thương lái ở địa phương với
giá cả bấp bênh, còn thiếu tính bền vững, lâu dài.
Để
góp phần khắc phục tình trạng nông sản được mùa mất giá và được giá mất mùa vẫn
xảy ra, thông qua các hình thức tiếp cận khác nhau, Chủ tịch Hội Nông dân huyện
Đức Trọng Nguyễn Ngọc Tuấn thường xuyên nắm bắt, phân tích diễn biến thị trường,
từ đó liên hệ kết nối hợp tác sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị giữa người
nông dân địa phương với các đối tác doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đầu tiên vào
năm 2015, “Chủ tịch Tuấn” đã vận động khoảng 50 nông hộ ở Đức Trọng ký hợp đồng
trực tiếp với Công ty TNHH thực phẩm Orion (Hàn Quốc) liên kết sản xuất 20ha khoai tây
giống Atlantic. Diện tích này đến năm
2016 là 50 ha, tương ứng với hơn 125 nông hộ sản xuất...
“Trong
2 năm 2015, 2016, giống
khoai tây Atlantic đang chiếm
một thị
phần lớn
cung cấp cho các nhà máy chế
biến công nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, qua
thực tế sản xuất trên vùng đất Đức Trọng, giống
khoai tây Atlantic bộc lộ nhược điểm rất
mẫn cảm
với bệnh
mốc sương, nếu phòng trừ không
kịp thời có thể
bị thiệt hại
từ 30% diện tích trở lên vào thời điểm
mùa mưa hàng năm. Bởi vậy năm 2017 tôi đã đề
nghị và được Công ty TNHH thực phẩm
Orion (Hàn Quốc) đồng ý nhập
giống khoai tây Doobak mới về sản xuất
tại Lâm Đồng nói chung, huyện Đức Trọng nói riêng…”, Chủ tịch Huyện hội nông
dân Đức Trọng Nguyễn Ngọc Tuấn kể.
Theo
đó, sau khi trực tiếp tiếp ký biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH thực phẩm Orion
(Hàn Quốc), “Chủ tịch Tuấn” trở về huyện Đức Trọng tích cực vận động nông dân tích
cực chuyển đổi diện tích trồng
và tiêu thụ giống
khoai tây Doobak mới theo hợp đồng tổng cộng 40 ha (mỗi hộ trồng khoảng 0,4ha).
Qua từng giai đoạn chăm sóc theo quy
trình kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Đức Trọng, giống
khoai tây Doobak ngày một sinh trưởng tốt
tươi, hiệu quả đề kháng bệnh
khá cao các loại dịch hại, nhất là bệnh mốc sương…Kết quả vụ mùa Đông Xuân năm
2017- 2018 kéo dài hơn 3 tháng đã thu hoạch đạt năng suất bình quân 28 tấn/ha, tăng hơn 8tấn/ha so với cùng kỳ trồng giống
khoai tây Atlantic. Lợi
nhuận mỗi vụ tăng tương ứng từ 80 triệu đồng lên 100 triệu đồng/ha.
Bước
sang vụ Đông Xuân năm 2018- 2019 và năm 2019- 2020, Chủ tịch Hội Nông dân Đức
Trọng Nguyễn Ngọc Tuấn ký bản
cam kết mới với Công ty TNHH thực phẩm
Orion nhân rộng diện tích trồng
khoai tây Doobak theo hợp đồng lên lần lượt 100ha (250 nông hộ) và 200ha (500
nông hộ). Ở 2 vụ Đông Xuân trồng khoai
tây Doobak này, nông dân Đức Trọng đạt năng suất
trung bình hơn 28 tấn/ha,
toàn bộ sản lượng thu hoạch đều được Công ty TNHH thực phẩm Orion bao tiêu theo
thỏa thuận. Hạch toán lợi
nhuận nông dân trồng khoai tây Doobak thu
về khoảng 130 triệu
đồng/ha/3 tháng. Đáng nói, sau khi thu hoạch xong vụ khoai tây Đông Xuân,
nông dân huyện Đức Trọng tiếp
tục cày ải đất
và sản xuất
thêm 2 vụ rau các loại khác, nhờ đó đã nâng lợi nhuận
bình quân mỗi năm lên trên 250 triệu
đồng/ha…
Qua
chuỗi liên kết sản xuất khoai tây ở Đức
Trọng, tất cả 500 nông hộ tham gia đều được đối tác hỗ trợ về vốn, giống,
phân bón, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, bao tiêu toàn bộ sản phẩm thu hoạch
với giá cạnh tranh ổn định trên thị trường…Điều này cho thấy, để tiếp tục ổn định và phát triển sản xuất khoai tây tại
địa phương, Hội Nông dân huyện Đức Trọng xác định một số giải pháp như: Quy hoạch
vùng sản xuất khoai tây tập trung gắn với phát triển hệ thống giao thông, thủy
lợi; áp dụng chính sách ưu đãi hơn nữa, nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư cơ
giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc đến khâu thu hoạch, cũng như
hiện đại hóa dây chuyền máy móc chế biến sản phẩm chất lượng cao đưa ra thị trường…
Bên
cạnh đó về giải pháp kỹ thuật, Hội Nông dân huyện Đức Trọng đề xuất cần tăng cường đầu tư cho công tác
nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây kháng bệnh trong mùa mưa tại Lâm Đồng. Đồng thời mở rộng đào tạo, tập huấn, khuyến
nông để nhân rộng quy mô lớn các mô hình sản xuất khoai tây đạt năng
suất và chất lượng cao ở địa phương…
Với
việc vận động 500 nông hộ liên kết trồng khoai tây cùng những giải pháp đề xuất
từ thực tiễn sản xuất nêu trên, Hội nông dân huyện Đức Trọng đã được Ban Dân
vận Tỉnh uỷ Lâm Đồng tuyên dương điển hình “Tư vấn, hỗ trợ, giúp tiêu
thụ sản phẩm cho nông dân địa phương” trong phong trào thi đua “Dân vận
khéo”.
Riêng
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đức Trọng Nguyễn Ngọc Tuấn còn được UBND tỉnh Lâm Đồng
công nhận là chủ đề tài sáng kiến vận động 500 nông hộ liên kết trồng khoai tây
để áp dụng hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng đợt 1 năm 2020 vừa qua./.
tháng 4/2020