VĂN VIỆT
Giai đoạn năm 2015- 2018, huyện Đạ Tẻh tiến hành cùng lúc 5
nhóm giải pháp chuyển đổi các loại cây trồng thu nhập dưới 50 triệu đồng nói
trên. Thứ nhất, chuyển đổi cây điều già cỗi, bị dịch bọ xít muỗi gây hại sang
trồng các loại cây dâu tằm, mía, cao su (ở độc dốc thấp), tre tầm vông, tràm lấy
gỗ (ở độ dốc cao), cây ăn quả (khu vực đảm bảo tiêu thoát nước).
Thứ hai, chặt bỏ những diện tích điều có năng suất và chất lượng
thấp để trồng bổ sung các giống điều có năng suất và chất lượng cao.
Thứ ba, chuyển đổi diện tích cây lúa không đảm bảo nguồn nước
sang trồng cây dâu tằm; riêng diện tích cây lúa chỉ trồng 1-2 vụ/năm thì thời
gian còn lại sản xuất luân canh bắp, dưa hấu, rau màu…
Thứ tư, hỗ trợ các loại cây giống chất lượng cao cho nông dân
chuyển đổi như: điều ghép, bơ ghép, dâu tằm, sầu riêng…
Thứ năm, tập trung sửa chữa, nâng cấp hệ thống kênh mương, đặc
biệt phát triển mạng lưới ao, hồ nhỏ phục vụ tưới tiêu sản xuất ở khu vực cuối
nguồn nước của công trình thủy lợi.
Kết quả, huyện Đạ Tẻh đã giảm 1.600ha/4.000ha đất có giá trị
thu nhập dưới 50 triệu đồng/ha/năm, đạt tỷ lệ 40%. Nâng giá trị bình quân của
diện tích đất chuyển đổi tăng lên 85 triệu đồng/ha trong năm 2018.
Trong 2 năm tới, huyện Đạ Tẻh phải hoàn thành chuyển đổi cơ cấu
cây trồng phù hợp trên 2.400ha diện tích đất còn lại có giá trị thu nhập dưới
50 triệu đồng/ha/năm. Để đạt mục tiêu này, huyện Đạ Tẻh tiếp tục xác định các
nhiệm vụ, tiến hành các nhóm giải pháp lồng ghép các chương trình, dự án, qua
đó huy động các nguồn vốn thực hiện hiệu quả từng khu vực sản xuất trên địa
bàn.
THÁNG 12/2018