Sau thời gian nghiên cứu thử nghiệm
thành công và hoàn chỉnh quy trình, Công ty Song Bill Đà Lạt (thương hiệu Dalat
Newfarm) đã đưa ra thị trường sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo nuôi trồng trên
cơ thể nhộng tằm địa phương.
HTX Dược liệu Như Ý ( xã Đạ Ròn, Đơn
Dương) bắt đầu “trình làng” các sản phẩm dược liệu chế biến tại Hội chợ triển
lãm thành tựu nông nghiệp công nghệ cao Đà Lạt
Ngành nông
nghiệp huyện Lạc Dương với những thành tựu đáng kể về đa dạng chủng loại, năng
suất thu hoạch, thể hiện lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất
khẩu. Trong thời gian tới, Lạc Dương xácđịnh
các giải pháp tiếp tục vượt qua những thách thức mới, tạo
nên những bước chuyển tích cực cả về quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm an
toàn…
Hiệp hội Hoa Đà Lạt đã tổ chức tọa đàm về việc khắc phục sản phẩm hoa bị dội chợ xảy ra trong dịp Tết Mậu Tuất năm 2018. Buổi Tọa đàm với sự tham dự của 40 doanh nghiệp, hộ sản xuất hoa Đà Lạt, đại diện chợ đầu mối và hộ tiểu thương tiêu thụ hoa Thủ Đức, TPHCM, hộ tiểu thương tiêu thụ hoa ở Đà Nẵng.
Công ty cổ phần Nafoods Group Nghệ An vừa được UBND tỉnh Lâm
Đồng chấp thuận đề xuất đầu tư 10.000ha vùng nguyên liệu rau, củ, quả sấy dẻo đạt
chất lượng an toàn thực phẩm và phát triển một số cây trồng lợi thế mới trên địa
bàn đến năm 2025.
Huyện Đam Rông vừa thông qua kế hoạch đầu tư công trên địa
bàn với tổng nguồn vốn gần 212 tỷ đồng. Trong đó bao gồm từ các nguồn vốn ngân
sách tỉnh Lâm Đồng, ngân sách huyện Đam Rông, Xổ số kiến thiết, Chương trình Mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, xây dựng cơ bản theo
phân cấp.
Dự án xây hệ thống kè chống sạt lở bờ sông Đạ Dâng thuộc khu
vực R’Teng, xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chủ
trương đầu tư với tổng kinh phí 8 tỷ đồng, hoàn thành trong năm 2019.
Trong 3 tháng vừa qua, Trang trại hoa
và lá trang trí Linh Ngọc (thôn Đa Quý, xã Xuân Thọ, Đà Lạt) thường xuyên không
đủ sản lượng hoa mang tên hạnh phúc bán ra theo nhu cầu thị trường. Đây là giống
hoa nở thành từng chùm kết nối những đóa hoa chỉ bằng hạt tấm, do Trang trại
Linh Ngọc nhập khẩu độc quyền từ Hà Lan, gồm 3 sắc màu hồng cánh sen, tím nhạt và
hồng phai.
Các cơ quan chuyên trách của huyện
Đơn Dương đang phối hợp với Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng triển
khai kế hoạch sưu tầm, hệ thống hóa, chỉnh lý dân ca và phục dựng không gian
văn hóa của đồng bào Churu trên địa bàn.
Khảo sát mới đây của Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết, diện
tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh hiện đạt trên 95% khâu làm đất
được cơ giới hóa. Trong đó tỷ lệ cơ giới hóa 100% khâu làm đất trên cây chè và
cây hoa; từ 96% đến gần 98,8% các loại cây lúa, bắp, đậu, rau; hơn 16% đến 40%
cây cà phê và cây chè.
Kết quả kiểm tra cả năm 2018 trên 16/16 xã, thị trấn thuộc
huyện Lâm Hà đều đạt từ 81,5 điểm trở lên, kết quả tiếp tục giữ vững tiêu chí
quốc gia về y tế gắn với xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.
Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng huyện Đam
Rông vừa được giao làm chủ đầu tư sửa chữa, nâng cấp 4 công trình thủy lợi ở xã
Đạ Tông gồm: Liêng Trang 1, Đắk Tông, C3 và Đạ Nòng 1, thời gian hoàn thành
trong năm 2019.
Với những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận
khéo” năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới,
15 tập thể và 4 cá nhân vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng Bằng khen.
Anh Nguyễn Hồng Chương (sinh năm 1975), chủ Cơ sở Nghiên
cứu, ứng dụng máy nông nghiệp Hồng Chương, thôn Lạc Thạnh, xã Lạc Lâm, huyện
Đơn Dương vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ
chức tôn vinh 1 trong 53 “Nhà khoa học của nhà nông trong cả nước”
Cuộc
triển lãm 100 gian hàng nông sản Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà
Nội vào cuối tháng 11/2018 đã nhận được đánh giá tốt đẹp của lãnh đạo Chính
phủ, các bộ, ngành trung ương, các chuyên gia trong nước, quốc tế, trong đó có
gian hàng nông sản Lâm Đồng với những dấu ấn về sự đặc trưng đa dạng, phong phú
của thương hiệu "Đà Lạt- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành".
Theo Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ người tiêu
dùng đã được thông qua đến năm 2020, Lâm Đồng đặt mục tiêu bảo đảm 100% khiếu nại,
yêu cầu của người tiêu dùng được cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội tiếp
nhận, hỗ trợ tư vấn. Trong đó tỷ lệ giải quyết khiếu nại thành công trên 70% vụ
việc
Công ty cổ phần Long Đỉnh vừa được Hội đồng thẩm định Sở Công
thương Lâm Đồng quyết định hỗ trợ có thu hồi 400 triệu đồng nguồn kinh phí khuyến
công năm 2018 để thực hiện Đề án “Đầu tư máy móc, thiết bị trong chế biến chè
Olong tại xã Phúc Thọ, Lâm Hà”.
Theo quy trình vận hành công trình thủy lợi vừa ban hành, 2 hồ
chứa nước Phước Trung (xã Phước Cát 2, Cát Tiên) và Ma Đanh (xã Tru Tra, Đơn
Dương) phải duy trì cung cấp nước tưới cho hơn 330ha đất canh tác lúa trên địa
bàn.
77 sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh Lâm Đồng của 77 cá
nhân vừa được chính quyền tỉnh này công nhận. Trong đó có khoảng 22 sáng kiến của
cán bộ quản lý giáo dục; 55 sáng kiến của giáo viên trong các trường học trên địa
bàn.
Theo khảo sát của ngành nông nghiệp Việt Nam, hàng năm do chệ
thống đại lý thu mua cà phê trực tiếp đến từng hộ sản xuất trên địa bàn Lâm Đồng
chưa áp dụng những biện pháp sơ chế, bảo quản phù hợp, dẫn đến tỷ lệ tổn thất lên
đến hơn 2,1% giá trị và gần 1,4% khối lượng.
Công ty TNHH SamGong vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng thỏa thuận quy
hoạch tổng mặt bằng dự án đầu tư trên diện tích đất hơn 6ha, tọa lạc tại thôn
Đa Chay, xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương.
Thống kê mới đây cho biết, toàn tỉnh Lâm Đồng đã phủ điện lưới
quốc gia đến gần 340.300 hộ gia đình định cư trên 117 xã, 18 phường và 12 thị
trấn trên địa bàn, đạt tỷ lệ hơn 99,6%.
Cuối buổi sáng ngày 14/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm
S cùng với ông Vũ Khắc Nguyên, Trưởng Ban Hợp tác Việt Nam- Liên bang Nga chủ
trì buổi làm việc kết nối thị trường nông sản xuất khẩu, xây dựng và nhân rộng
mô hình chế biến nông sản sau thu hoạch theo công nghệ mới của Liên bang Nga tại
Lâm Đồng.
Cơ quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng vừa chấp thuận ranh giới quy
hoạch hơn 66.600m2 diện tích đất để xây dựng 36 cây cầu dân sinh, tọa
lạc tại 10 huyện, thành trên địa bàn.
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa (đường Hồ Xuân Hương,
Đà Lạt) vừa hoàn thành quy trình mới về sản xuất các giống khoai tây sạch bệnh,
năng suất cao, giá thành thấp, chuyển giao rộng rãi cho nông dân Đà Lạt và các
vùng phụ cận. Qua đó góp phần giảm đáng kể nguồn giống khoai tây nhập khẩu từ
nước ngoài với chi phí sản xuất tăng cao.
Thống kê trong năm 2018, thông qua hệ thống văn phòng điện tử
(eOffice) của UBND huyện Đạ Tẻh đã gửi, nhận 90% văn bản qua lại từ các cơ
quan, đơn vị, phòng, ban, đoàn thể chính trị, UBND xã, thị trấn trên địa bàn.
Dự án Trung tâm Dịch vụ công cộng thuộc Khu Công viên Văn hóa
đô thị (phường 2, Đà Lạt) vừa được cơ quan thẩm quyền Lâm Đồng chấp thuận chủ
trương đầu tư với tổng nguồn vốn gần 550 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần
Đầu tư – Xây dựng- Thương mại Dalat Land (phường 5, Đà Lạt).
Theo chương trình hành động đã được thông qua, huyện Lạc
Dương phấn đấu đạt mục tiêu 200 doanh nghiệp được hỗ trợ các chính sách ưu đãi
để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường trong 2 năm tới.
Huyện Cát Tiên vừa thông qua kế hoạch chuyển đổi 15 hộ kinh
doanh trở thành doanh nghiệp trong năm 2020. Những hộ cá thể này không phân biệt
số lượng lao động, ngành nghề kinh doanh, đang hoạt động hoặc đăng ký kinh
doanh mới trên địa bàn.
Đoàn liên ngành kiểm tra cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật trên địa bàn vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định thành lập với 5
thành viên, ông Bùi Ngọc Bảo (Quyền Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 5) làm
Trưởng Đoàn.
Với hơn 15 tỷ đồng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và gần 7 tỷ đồng
nguồn vốn dự phòng địa phương, chính quyền tỉnh Lâm Đồng quyết định phân bổ cho
10 huyện, thành và 1 đơn vị triển khai khắc phục hậu quả hạn hán vụ Đông Xuân năm
2017- 2018.
Chính quyền tỉnh Lâm Đồng vừa quyết định bổ sung thông tin
kêu gọi đầu tư 500 tỷ đồng thực hiện Dự án Công viên Trần Quốc Toản, Đà Lạt. Đây
là mức đầu tư không bao gồm chí bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông
lâm sản và thủy sản Lâm Đồng, vùng nông nghiệp Lâm Đồng hiện vẫn chiếm tỷ lệ
các sản phẩm hoa, rau, cà phê, chè… tiêu thụ theo hợp đồng sản xuất chuỗi liên
kết mới đạt từ 1,8% đến hơn 17% trên tổng sản lượng thu hoạch.
Ngày 7/12, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chủ trì Hội nghị thông qua các giải pháp đẩy mạnh
phát triển chuỗi liên kết, tiêu thụ nông sản đến năm 2023.
Đón Tết Kỷ Hợi năm 2019, Trang trại hoa ly của ông Nguyễn Hữu
Trí ở thôn Đa Quý, xã Xuân Thọ (Đà Lạt) dự kiến xuất vườn 200.000 cành, nhiều
hơn năm ngoái 30.000 cành.
Qua khảo sát 4.000ha đất giá trị thu nhập dưới 50 triệu đồng/ha/năm
ở huyện Đạ Tẻh, trong đó có 3.500ha cây điều già cỗi, 500ha đất lúa chưa chủ động
nguồn nước và đất vườn tạp kém hiệu quả.
Báo cáo kinh tế- kỹ thuật Dự án Xây dựng mô hình bảo quản lạnh
sản phẩm rau, hoa công nghệ cao tại Làng hoa Thái Phiên ( phường 12, Đà Lạt) đã
được phê duyệt với tổng mức đầu tư gần 300 triệu đồng. Đơn vị tư vấn và chủ đầu
tư được giao cho Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt.
Trong
khi nhiều vùng hoa cúc khác trong thành phố Đà Lạt liên tục giảm năng suất do
bệnh sọc thân thì vùng hoa cúc Măng Lin vẫn đạt lợi nhuận hàng năm khoảng 1-
1,5 tỷ đồng/ha/năm.
Tính đến hết mùa vụ sầu riêng năm
2018, huyện Đạ Huoai đã cấp phát 13.000 tem chứng nhận độc quyền nhãn hiệu “Sầu
riêng Đạ Huoai” cho 25 tổ chức, cá nhân sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP. Từng
chiếc tem gắn lên từng sản phẩm sầu riêng đưa ra thị trường đã được khách hàng đón
nhận tích cực, nên đã tăng giá trị lên từ 20% đến 50%.
Sở NN&PTNT Lâm Đồng vừa phối hợp với Công ty TNHH Hạt giống
và nông sản Phù Sa (đơn vị nhập khẩu và cung cấp giống cà chua rita) kiểm tra,
xác định trên tất cả 86.000 cây cà chua ở Tổ 13, xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng thì
chiếm đến gần 90,3% đang thu hoạch quả có hình dáng khác biệt so với mẫu quả của
đơn vị nhập khẩu cung cấp.
Huyện Lạc Dương bắt đầu ra quân đợt cao điểm tuần tra xử lý
vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, khoáng sản, đất đai trên địa bàn,
kéo dài đến hết ngày 28/02/2019.
Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng vừa được giao làm chủ đầu tư dự
án trồng thông 3 lá dọc theo 2 bên đường cao tốc Liên Khương- Prenn, tổng kinh
phí gần 860 triệu đồng.
Sau 5 năm tái cơ cấu cây trồng và vật nuôi, huyện Đam Rông đã
triển khai các nguồn vốn lồng ghép khoảng 210 tỷ đồng. Trong đó gồm 90 tỷ đồng đầu
tư hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng, 60 tỷ đồng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và
60 tỷ đồng hỗ trợ trực tiếp sản xuất.
2 vườn sầu riêng và bơ ở 2 xã Tân Lạc, Lộc Ngãi, huyện Bảo
Lâm đã được Sở NN&PTNT Lâm Đồng công nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất cây đầu
dòng, diện tích lần lượt gần 12.000m2 và 10.000m2.
Dự án sản xuất, tiêu thụ tổng sản lượng khoảng 80 tấn mật
ong/năm trên vùng nông nghiêp huyện Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc đã được đưa
vào danh mục phát triển chuỗi liên kết giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp
Lâm Đồng đến năm 2020.