VĂN
VIỆT
Doanh nghiệp Tám Trình ở xã Gia
Lâm, Lâm Hà đã và đang hợp tác với hàng trăm hộ nông dân cùng cam kết và thực
hành trách nhiệm sản xuất, chế biến các sản phẩm cà phê đạt chuẩn sạch theo hướng
hữu cơ, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu..Kết quả được bình chọn
là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng nói riêng, cả khu
vực miền Trung và Tây Nguyên.
Cà phê xuất hàng đều đạt tiêu chuẩn
4C
Một
ngày tháng 6 mùa mưa năm 2018, phóng viên đến khu vực thu mua, phân loại, chế
biến cà phê với diện tích hơn 5.000m2 của Doanh nghiệp Tám Trình
(thôn Quang Trung, xã Gia Lâm, Lâm Hà) khi đang khẩn trương chất hàng tấn cà
phê hạt nhân lên chuyến xe vận chuyển xuống cảng biển thành phố Hồ Chí Minh xuất
khẩu sang Châu Âu. Trong lúc điều hành nhân công khuân vác từng bao tải cà phê,
anh Đoàn Mạnh Trình, chủ doanh nghiệp Tám Trình đưa tay phác thảo các khu vực
hoạt động trong diện tích 5.000m2, trong đó có 2.500m2 bố
trí các dây chuyền máy móc chế biến cà phê ướt, phân loại cà phê khô, chế biến
và đóng gói sản phẩm cà phê bột mang thương hiệu Golden Bird (Chim Vàng). Và
2.500m2 còn lại cải tạo thành mặt bằng sân phơi cà phê, lắp đặt trạm
cân tải trọng xuất- nhập hàng cà phê…
“Tất
cả mặt hàng cà phê từ sản xuất, phân loại, chế biến ướt, chế biến dạng bột…của
doanh nghiệp chúng tôi đều thực hành theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn sạch 4C,
UTZ..của thế giới trước khi cung ứng đến người tiêu dùng trong và ngoài nước”,
chủ doanh nghiệp Đoàn Mạnh Trình nói thay lời cam kết với phóng viên. Rồi hướng
dẫn phóng viên tham quan từng dây chuyền của doanh nghiệp, chủ nhân Đoàn Mạnh
Trình cho biết thêm công suất tối đa dây chuyền chế biến cà phê ướt đạt 4 tấn
tươi/giờ; chế biến, phân loại nguyên liệu cà phê khô 12 tấn/giờ; 2 dây chuyền
rang xay cà phê (1 dây chuyền ở thành phố Hồ Chí Minh và 1 dây chuyền ở Gia
Lâm, Lâm Hà), mỗi dây chuyền đạt thành phẩm 50kg cà phê bột/giờ…
Đáng
kể với Doanh nghiệp Tám Trình nhờ nâng cao kỹ thuật canh tác trên diện tích 2ha
cà phê mô hình hữu cơ tại xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà trồng từ 25- 30 năm tuổi, nên
đã duy trì năng suất đạt hơn 3,5 tấn nhân/ha trong niên vụ 2017- 2018 vừa qua. Đây
là diện tích cà phê mô hình hợp tác với Công ty Nestle Việt Nam sản xuất theo
quy trình organic (hữu cơ) từ năm 2011 đến nay. Cụ thể không sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật, không sử dụng thuốc diệt cỏ; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, đặc
biệt chú trọng chế biến phân hữu cơ ủ bằng men sinh học với vỏ cà phê cung cấp
dinh dưỡng tại chỗ cho vườn cây; khi thu hoạch phải đảm bảo độ chín của trái cà
phê…
Sản xuất theo chuỗi giá trị cà phê
sạch
Đảm
bảo chất lượng nêu trên, gần như 100% sản phẩm cà phê thu hoạch của Tám Trình
lúc đó đều được Công ty Nestle thu mua với giá cao hơn giá thị trường từ 10-
15%. Từ kinh nghiệm sản xuất cà phê hữu cơ này, Tám Trình thường xuyên trao đổi,
chia sẻ với hàng trăm hộ nông dân trong huyện Lâm Hà áp dụng nhân rộng quy
trình kỹ thuật trên diện tích cà phê của mình.
Đến
nay ước tính có hơn 200 hộ nông dân trồng cà phê ở các xã Nam Hà, Đông Thanh,
Gia Lâm, thị trấn Nam Ban…thuộc huyện Lâm Hà đã nhân rộng mô hình canh tác cà
phê theo hướng hữu cơ và trở thành đối tác liên kết với Doanh nghiệp Tám Trình theo
chuỗi sản phẩm ổn định, lâu dài, mỗi hộ sản xuất từ 1-3 ha. Vào thời điểm mùa
mưa tháng 6 năm 2018, nông dân sản xuất cà phê liên kết với Doanh nghiệp Tám
Trình bước vào giai đoạn chăm sóc tỉa cành, tạo tán, bón phân dinh dưỡng hữu cơ
để nuôi cành lớn, trái non. Đồng thời sử dụng các dụng cụ, máy móc cơ khí nhỏ để
làm sạch cỏ, đắp bồn đất xung quanh từng gốc cây…Theo những hộ nông dân ở đây,
với quy trình sản xuất cà phê sạch theo hợp đồng với Doanh nghiệp Tám Trình, vụ
mùa vừa qua đạt năng suất trung bình 3,5 tấn- 4 tấn nhân/ha. Nông dân khi thu
hoạch chọn đúng thời điểm trái cà phê chín rộ, Doanh nghiệp Tám Trình kiểm tra
chất lượng lại một lần nữa rồi bao tiêu toàn bộ sản phẩm cao hơn giá thị trường
khoảng hơn 10%, đồng thời cộng thưởng thêm hàng ngàn đồng giá tiền thu mỗi ký…
Hiện
tại công suất dây chuyền máy móc chế biến các dòng sản phẩm cà phê sạch hạt
nhân, bột rang xay của Doanh nghiệp Tám Trình mới vận hành chưa quá 70% công suất.
Bởi vậy Doanh nghiệp Tám Trình đang tiếp bước xây dựng liên kết với nông dân sản
xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm cà phê hữu cơ trong và ngoài huyện Lâm Hà. Đây
được xem một trong những cơ hội thuận lợi cho người nông dân huyện Lâm Hà nói
riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung tiếp cận và thực hành hoàn chỉnh quy trình sản
xuất cà phê hữu cơ, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị thu nhập hàng năm của
mình./.
THÁNG 7/2018