Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19

VĂN VIỆT

Sáng ngày 14/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chủ trì tại đầu cầu Lâm Đồng cùng sự tham dự của các sở, ngành liên quan, Hiệp hội ngành hàng, các hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn.

Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2021 trước những tác động của dịch bệnh Covid-19 có nhiều điểm khác so với năm 2020, dẫn đến các nước trên thế giới áp dụng nhiều biện pháp phong tỏa, ảnh hưởng đến nguồn cung trên thị trường toàn cầu. Bởi vậy những khó khăn, nút thắt cần giải quyết trước hết phải đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận dễ dàng các gói tín dụng lãi suất thấp để nhanh chóng phục hồi sản xuất và xuất khẩu ngay vào các thị trường khi dịch bệnh Covid- 19 được kiểm soát và suy giảm.

Đặc biệt vào thời điểm mùa hè 2021, các nhà máy chế biến nông sản nên tăng cường tập trung phân khúc hàng khô, sản phẩm cấp đông, trái cây ép đóng lon, gạo, gia cầm chế biến…để chuẩn bị phương án xuất khẩu hậu dịch Covid-19.

Ngay trong quý 2/2021 các cơ quan chuyên trách phải giảm thiểu mọi thủ tục trong các khâu kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn GAP, tổ chức liên kết, lưu thông, tận dụng lực lượng lao động tại chỗ giúp nông dân bán nông sản trong nước và xuất khẩu.

Giải pháp trên vùng nông nghiệp Lâm Đồng đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát toàn bộ diện tích cây trồng đã và đang thu hoạch, phân loại chất lượng để có kế hoạch tiêu thụ sớm ngay từ đầu. Đồng thời đề xuất kết nối các doanh nghiệp phân phối lớn vơi địa phương để thúc đẩy tiêu thụ nông sản có sản lượng lớn, đã thu hoạch nhưng gặp khó khăn về thị trường. Đặc biệt tăng cường vận động, trấn an, hỗ trợ nông dân tiếp tục sản xuất để đảm bảo sản lượng cung cấp cho thị trường theo kịch bản và phương án tiêu thụ trong giai đoạn dịch Covid- 19…

THÁNG 5/2021