VĂN VIỆT
Chiều ngày 11/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chủ trì hội nghị triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025. Đại diện lãnh đạo Cục Đầu tư và Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), Tổng Hội Nông nghiệp Việt Nam; cùng UBND huyện, thành và các phòng nông nghiệp, kinh tế trực thuộc; hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu trên địa bàn tham dự.
Theo Đề án công bố tại hội
nghị, mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh Lâm Đồng phát triển nông nghiệp hữu cơ tương
ứng với sản lượng từng sản phẩm như: 1.600ha cây trồng các loại (11.750 tấn);
2.000 con bò sữa (5.800 tấn); 400 con bò thịt (50 tấn); 20.000 con gà (3,2 triệu
quả trứng).
Trong đó đạt tỷ lệ ít nhất 90% sản lượng tiêu thụ ổn định theo hợp đồng. Tổng kinh phí thực hiện hơn 263 tỷ đồng. Cụ thể gồm: hơn 247tỷ đồng nhân dân tự thực hiện; hơn 12,5 tỷ đồng ngân sách nhà nước; 3,5 tỷ đồng tổ chức, cá nhân đối ứng.
Các nhóm giải pháp triển
khai của Đề tài gồm: tăng cường kiểm tra, giám sát đầu vào các sản phẩm vật tư
nông nghiệp, nguồn giống cây triồng, vật nuôi, phân bón; khuyến khích doanh
nghiệp, cá nhân nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ; chuyển
giao khoa học công nghệ; đa dạng hóa sản phẩm; chủ động xúc tiến thương mại, quảng
bá thương hiệu…
Hội nghị giành thời gian
các đại biểu trình bày các chuyên đề “Quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ và
xu hướng tất yếu trong kỹ thuật canh tác” (TS Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Tổng
Hội Nông nghiệp Việt Nam); “Xúc tiến thương mại, chứng nhận và truy xuất nguồn
gốc sản phẩm hữu cơ” (Nguyễn Thị Minh Thúy, Giám đốc Trung tâm ứng dụng Công
nghệ thông tin xúc tiến thương mại, Bộ Công thương); Kỹ thuật canh tác nông
nghiệp hữu cơ tại Việt Nam (TS Ngô Hồng Bình, nguyên Phó Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Rau quả Việt Nam)…
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S cho biết, Lâm Đồng là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025. Đề án này xuất phát trên nền tảng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và hệ thống chứng nhận các nông sản của Lâm Đồng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Bởi vậy, để đạt các mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp Lâm Đồng cần tiếp tục phối hợp với các sở, ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi quy trình canh tác hữu cơ gắn với chế biến và tiêu thụ thị trường lâu dài. Đặc biệt tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư, xây dựng những mô hình nông nghiệp hữu cơ phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi để được các tổ chức thẩm quyền cấp chứng nhận, từng bước nhân rộng trên địa bàn…
tháng 12/2020