VĂN
VIỆT
Theo số liệu tập hợp trong hai năm gần đây, tổng sản lượng tơ tằm Việt Nam tăng từ 680 tấn lên 1.207 tấn, trở thành 1 trong 5 cường quốc tơ tằm của thế giới- sau Trung Quốc, Ấn Độ, Uzbekistan và Thái Lan. Dự báo trong những thập niên tới, dâu tằm tơ là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam với tiềm năng mở rộng “thị trường kép” từ trong nước vươn ra thế giới. Đây là những cơ hội lớn đồng hành với những thách thức không nhỏ, đòi hòi ngành dâu tằm tơ Việt Nam (chiếm phần lớn ở khu vực Tây Nguyên) cần chủ động nắm bắt để triển khai các giải pháp phát triển toàn diện, bền vững hơn.
BÀI
1/ Nam Tây Nguyên với
gần 85,8% sản lượng kén tằm cả nước
Hơn mười năm qua, sản xuất
dâu tằm tơ cả nước đã khắc phục tình trạng suy giảm liên tục trong nhiều năm
trước đó. Kết quả tính riêng trong năm 2019, tổng sản lượng kén khu vực Nam Tây
Nguyên đạt khoảng 10.170 tấn, chiếm gần 85,8% tổng sản lượng kén cả nước. Đây
là lợi thế lớn của Nam Tây Nguyên đang tiếp phát huy nhân rộng trong những năm
trước mắt và những năm lâu dài.
Tăng
nhanh diện tích trồng dâu, nuôi tằm
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay cả nước có 32 tỉnh phát triển
nghề trồng dâu nuôi tằm với tổng diện tích 11.817ha, tăng gần 3.860ha so với
năm 2014 và 1.416ha so với năm 2018. Trong đó chiếm tỷ lệ diện tích nhiều nhất
thuộc về khu vực Tây Nguyên (gần 73%); ít nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu
Long (0,02%). Còn lại tỷ lệ nhỏ diện tích dâu tằm phân bổ các khu vực đồng bằng
sông Hồng (hơn 7,2%); Đông Bắc (6,2%); Bắc Trung bộ (4,8%); Đông Nam bộ (4,5%);
Nam Trung bộ (3,2%); Tây Bắc (1,2%).
Các giống dâu tằm tam bội
trồng bằng hom S7-CB phổ biến ở khu vực Tây Nguyên; trồng bằng hạt VH 15, GQ2 tập
trung khu vực miền Bắc và miền Trung. Năng suất các loại giống dâu tằm trung
bình đạt từ 35- 40 tấn/ha. Năng suất kén tăng từ 844kg/ha năm 2014 tăng lên
999kg/ha năm 2019. Trong tổng sản lượng kén cả nước đạt 11.855 tấn vào năm 2019
thì chiếm tỷ lệ 85,5% sản xuất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thuộc khu vực Nam Tây
Nguyên.
Với đặc trưng khí hậu, thổ
nhưỡng khác nhau, việc nuôi tằm lưỡng hệ hiện tại ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc
từ 7- 10 lứa/năm; vùng Nam Trung Bộ 3- 4 lứa/năm. Còn vùng đồng bằng sông Hồng
chủ yếu nuôi tằm đa hệ từ 7- 9 lứa/năm. Trong năm 2019 tính quân bình giá kén
trắng tằm lưỡng hệ đạt 150.000 đồng/kg thì giá kén vàng đa hệ chỉ ở mức khoảng
105.000 đồng/kg.
“ Các giống tằm đa hệ kén vàng của Việt Nam cho chất lượng tơ không cao. Trong khi đó chất lượng tơ tằm kén trắng lưỡng hệ cho chất lượng tơ khá cao, nhưng đến 90% nguồn giống phải nhập từ Trung Quốc về theo đường tiểu ngạch, không được kiểm tra chất lượng và kiểm soát dịch bệnh, dẫn đến không ít rủi ro có thể xảy ra đối với người sản xuất…”, Cục Chăn nuôi nhận định.
Đa
dạng thị trường xuất, nhập khẩu tơ tằm
Phó Chủ tịch Hiệp hội Dâu
Tằm tơ Việt Nam, TS Lê Quang Tú cho rằng với sản lượng kén theo chiều hướng gia
tăng, trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp Tây Nguyên nói chung, Nam Tây
Nguyên Lâm Đồng nói riêng đã tích cực đầu tư chuyển dần dây chuyền chế biến từ ươm
tơ cơ khí sang ươm tơ tự động, mỗi năm sản xuất hàng ngàn tấn tơ xe, lụa tơ tằm
đạt chất lượng cao.
“Ngành dâu tằm tơ là
ngành kinh tế kỹ thuật, sản phẩm của giai đoạn trước là nguyên liệu của giai đoạn
sau. Chính vì vậy, ở Lâm Đồng một số Hội viên của Hiẹp hội Dâu tằm tơ Việt Nam kết
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang xây dựng chuỗi sản xuất
hàng hóa từ trồng dâu, nuôi tằm con, nuôi tằm lớn đến thu mua kén và ươm tơ, dệt
lụa xuất khẩu… ” TS Lê Quang Tú nói.
Cụ thể hơn, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có150 cơ sở
thu mua kém tằm cung cấp cho 32 cơ sở ươm tơ dệt lụa, đạt công suất chế biến
bình quân 1 tấn kén/cơ sở/ngày. Công suất chế biến tơ lụa của Lâm Đồng với hơn
100 dãy ươm tơ tự động (400 mối/dãy), nhờ vậy chất lượng tơ nâng lên với tỷ lệ
80% sản lượng đạt tiêu chuẩn cấp cao theo hướng xuất khẩu.
Tính chung cả nước trong năm 2019 vừa qua đã xuất siêu hơn 20 triệu USD sản phẩm tơ tằm. Kết quả này- theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)- đã phản ánh năng lực sản xuất tơ tằm trong nước tăng trưởng nhanh, giảm đáng kể phụ thuộc nguồn nguyên liệu tơ nhập khẩu từ nước ngoài. Đánh giá đến nay cho thấy, thị trường nhập khẩu và xuất khẩu sản phẩm tơ tằm Việt Nam khá đa dạng. Cụ thể thị trường xuất khẩu sang các quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, thái Lan, Italia, Pháp, UAE, Tunisia…Và thị trường nhập khẩu gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Ấn Độ, Brasil, Uzbekistan, Iran, UAE…Trong đó chiếm phần lớn tỷ trọng tơ tằm nhập khẩu từ Trung Quốc và xuất khẩu sang Brasil, Ấn Độ.
“ Vấn đề của ngành tơ tằm
Việt Nam không phải khó khăn về đầu ra mà là bài toán nâng cao hiệu quả sản xuất
và năng lực cạnh tranh quốc tế. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu tơ tằm Việt
Nam hiện nay tập trung vào Ấn Độ do giảm 15% thuế suất. Nhưng lợi thế này sẽ kết
thúc khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) thực thi trong năm
2021…”, theo phân tích của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản.
THÁNG 12/2020
BÀI
2/Hướng đến sản phẩm tơ tằm thuần Việt