BÀI
3/ Kỳ vọng 10.000ha dâu tằm Nam Tây Nguyên
VĂN
VIỆT
Nghề trồng dâu nuôi tằm Lâm Đồng duy trì hơn 30 năm qua với những thời điểm hoàng kim phát triển diện tích 10.000ha và thời điểm khủng hoảng xuống chì còn vài ngàn ha. Đến những năm gần đây khi "thị trường kép" dự báo những tiềm năng lớn, ngành dâu tằm Lâm Đồng đang kỳ vọng với những giải pháp khả thi để khôi phục vị thế "thủ phủ dâu tằm tơ" 10.000ha của mình.
Gắn
vùng nguyên liệu với nhà máy ươm tơ, dệt lụa
Những ngày cuối năm 2020,
phóng viên được tham quan dây chuyền 2 nhà máy ươm tơ tự động, tọa lạc tổng diện
tích 3.000m2 trên con hẻm lớn, đường Lý Thường Kiệt, thành phố Bảo Lộc
thuộc chủ quyền của Công ty TNHH Tơ tằm Nhật Minh. Khoảng cách giữa 2 nhà máy
ươm tơ là nhà máy xử lý nước thải đạt các tiêu chuẩn bảo vệ an toàn môi trường
với tổng diện tích khoảng 300m2. Không khí lao động cuối năm 2020 vẫn
rộn ràng, nhà máy hoạt động đều đặn trong ngày cuối tuần, công nhân vận hành khẩn
trương trong từng dây chuyền ươm tơ, chứng tỏ nguồn sản phẩm đầu ra luôn thông
suốt và đạt giá trị thu nhập đáng kể.
Ông Huỳnh Tấn Phước, chủ nhân Công ty TNHH Tơ tằm Nhật Minh cho biết công ty của mình thành lập từ năm 2012 với dây chuyền ươm tơ cơ khí ban đầu 90 mối đạt công suất chế biến 20 kg tơ/ngày, tương đương với 160- 200kg kén. Quy mô mặt bằng sản xuất khoảng 200m2. Từ năm 2014 đến nay, công ty thay thế dần hệ thống ươm tơ tự động gồm 4 dây chuyền máy móc công nghệ Nhật Bản và Trung Quốc, tổng công suất chế biến bình quân 1,5 tấn kén/ngày, cho ra thành phẩm 150- 200kg tơ/ngày. Tính ra trong 8 năm qua, Công ty TNHH Tơ tằm Nhật Minh đã tăng 10 lần sản lượng thu mua kén, chế biến tơ và liên kết với các nhà máy dệt, làng nghề trong nước để sản xuất lụa chất lượng cao.
Đây là kết quả triển khai 4 nhóm giải pháp phối hợp giữa Công ty TNHH Tơ tằm Nhật Minh với các đối tác doanh nghiệp, đại lý, hộ sản xuất, kinh doanh dâu tằm tơ trải dài các địa bàn trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng. Thứ nhất, Công ty TNHH Tơ tằm Nhật Minh cùng với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng tập trung nghiên cứu, chọn tạo các giống dâu cao sản, giống tằm lưỡng hệ tốt nhất để cung cấp cho hộ gia đình liên kết sản xuất. Thứ hai, tổ chức cung ứng giống hom dâu, tằm con và thu mua kén thông qua hệ thống đại lý uy tín. Thứ ba, triển khai sản xuất và cung ứng sản phẩm lụa theo nhu cầu thời trang từng mùa trong năm. Thứ tư, xây dựng thương hiệu “Lụa tơ tằm Nhật Minh” với tiêu chí chất lượng hàng đầu.
Hạch toán riêng trong năm
2020 vừa qua, Công ty TNHH Tơ tằm Nhật Minh đã ổn định vùng nguyên liệu tổng diện
tích sản xuất liên kết khoảng 200ha dâu tằm trên các địa bàn thành phố Bảo Lộc,
huyện Đức Trọng, huyện Lâm Hà; thu mua tổng sản lượng kén khoảng 600 tấn, chế
biến thành 60 tấn tơ. Lợi nhuận của nông dân trồng 1ha dâu để nuôi tằm, lấy kén
từ 200- 250 triệu đồng.
Về quy trình sản xuất sản
phẩm tơ tằm chất lượng cao của thương hiệu Nhật Minh, chủ nhân Huỳnh Tấn Phước
chia sẻ: “Công ty chúng tôi đã tổ chức và sản xuất theo quy trình hiện đại từ khâu
vận chuyển bảo quản trong container lạnh, thiết kế mẫu, sấy kén, bón vỏ, chọn
kén, phân loại kén, hệ thống nấu kén, tiếp kén tự động, điều khiển tốc độ ổn định
chất lượng tơ. Toàn bộ sản lượng tơ sản xuất hàng ngày đều tiêu thu hết… ”
10.000ha
dâu tằm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Theo Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Lâm Đồng, công
nghệ chế biến tơ tằm của Lâm Đồng đã và đang đầu tư nâng cấp dây chuyền sản
xuất hiện đại, đạt công suất chế biến 80% tơ cấp cao và 20% tơ thủ công, giải
quyết việc làm hàng năm khoảng trên 2.000 lao động. Đặc biệt trong năm 2019,
tổng sản lượng tơ xuất khẩu của Lâm Đồng đạt 1.110 tấn, tương ứng với giá trị kim
ngạch khoảng 59,4 triệu USD…
Với giá trị xuất khẩu khả
quan trong thời gian qua ở Lâm Đồng, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, kết quả này ở tỉnh Lâm Đồng là nhờ xác
định các vùng sinh thái tiềm năng để khôi phục và phát triển nghề trồng dâu
nuôi tằm gắn với chế biến tơ lụa theo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Và đây vừa cơ hội mới cũng
là thách thức mới, đòi hỏi trong những năm tới, Lâm Đồng cần chủ động những
giải pháp sát thực, hiệu quả hơn nữa, nhằm xây dựng hoàn thành vùng nguyên liệu
dâu tằm chạm mức 10.000ha đạt chất lượng, năng suất và giá trị thu nhập gia
tăng.
Để xây dựng 10.000ha dâu Lâm Đồng đạt giá trị
gia tăng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu – theo Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam-
trước hết phải rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng trồng dâu chuyên canh riêng
biệt, không xen canh với các cây trồng khác. Bởi con tằm là động vật máu lạnh,
rất dễ bị ngộ độc do ăn lá dâu ảnh hưởng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật bơm
phun trên cây trồng xen canh, dẫn đến hiệu quả sản xuất kén sẽ kéo giảm xuống mức
rất thấp.
Về nguồn giống tằm cung cấp cho vùng nguyên liệu
dâu cả nước nói chung, 10.000ha Lâm Đồng nói riêng, Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt
Nam kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhanh chóng đàm phán với
cơ quan chủ quản phía Trung Quốc để thống nhất các tiêu chí về kiểm dịch, nhập
khẩu bằng đường chính ngạch, vận chuyển tận nơi sản xuất cho bà con nông dân.
Từ nguồn giống trứng tằm nguyên chủng Trung Quốc nhập khẩu hàng năm, các đơn vị
nghiên cứu khoa học trong tỉnh Lâm Đồng và trong nước cần đầu tư nghiên cứu lai
tạo giống mới phù hợp các vùng sinh thái, đạt chất lượng kén tốt nhất để chế
biến tơ lụa xuất khẩu, tiến tới chủ động hoàn toàn về nguồn giống tằm lưỡng hệ
kén trắng đáp ứng yêu cầu sản xuất tơ lụa xuất khẩu trên thị trường cạnh tranh
quốc tế.
Cụ thể hơn với những giải pháp phát triển 10.000ha dâu tằm trong 3
năm tới, ngành nông nghiệp Lâm Đồng phấn đấu mỗi năm trồng mới 700ha dâu tằm
trên các diện tích chuyển đổi từ cây điều, cà phê, mía, lúa một vụ.. kém hiệu
quả và diện tích đất phù sa, bãi bồi ven
sông, suối…Trong đó diện tích dâu lai giống mới
hơn 8.000ha; diện tích dâu ứng dụng công nghệ cao 2.000ha. Sản lượng kén
khoảng 14.500tấn, tương ứng với 1.800 tấn tơ tằm. Giải pháp chính sách trong
thời gian này, ngành nông nghiệp Lâm Đồng sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, xây dựng
mới các cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao; ứng dụng mô hình tự động,
cơ giới hóa trong sản xuất cây dâu, con tằm; mở rộng mô hình liên kết liên
huyện; liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với người trồng dâu, nuôi tằm
quy mô lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm tơ lụa trong nước cũng như
xuất khẩu. Ngoài ra, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đặc biệt chú trọng phát triển
làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa gắn với mô hình du lịch canh
nông, chương trình phát triển sản phẩm OCOP trên các địa bàn Đạ Tẻh, Bảo Lộc, Đức
Trọng, Lâm Hà…
Kỳ vọng về 10.00ha dâu tằm Lâm Đồng tham gia chuỗi gia trị toàn cầu phát triển trong 3 năm tới, ông Phạm S, Phó Chủ tich UBND tỉnh Lâm Đồng gợi mở: “Ngành dâu tằm tơ là ngành nghề truyền thống lâu đời ở Việt Nam, nhưng cũng vừa là ngành công nghiệp hiện đại tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Trồng dâu, nuôi tằm có chuỗi giá trị hoàn toàn khác biệt với các hoạt động nông nghiệp khác; nó vừa mang đặc điểm của trồng trọt vừa có đặc điểm của chăn nuôi, vừa kết hợp với công nghiệp chế biến, văn hóa, nghệ thuật và tính sáng tạo cao. Hiện nay Tuần lễ Trà và Tơ lụa là một trong các sự kiện chính của Festival Hoa Đà Lạt định kỳ tổ chức hai năm một lần…”
*tháng 12/2020