VĂN VIỆT
Nông dân Nguyễn Thanh
Hải ở Làng hoa Thái Phiên Đà Lạt đã mạnh dạn chuyển đổi phần lớn đất trồng hoa
cúc truyền thống sang trồng dâu tây và ớt ngọt công nghệ cao, đạt những kết quả
vượt trội ngay từ vụ thu hoạch đầu tiên.
Một sáng giữa tháng 10/2019, phóng viên đến vườn dâu tây Phương
Nam tọa lạc dưới thung lũng của cung đường nhựa lớn thuộc địa giới thành phố Đà
Lạt đi Nha Trang. Anh Nguyễn Thanh Hải chủ vườn tiếp phóng viên khi cùng gia
đình vừa thu hái xong đợt dâu tây trong ngày, bắt đầu sơ phân loại, xếp thành
từng hàng trái chín đỏ đựng trong chiếc hộp carton vuông vắn, loại 0,5kg đến
1kg. Anh Hải cho biết, vườn dâu tây này được trồng với nguồn giống nhập về từ
Newzealand, tổng diện tích 2.000m2 nhà kính chuyển đổi từ đất trồng cây
hoa cúc truyền thống trong tháng 5/2019. Trồng và chăm sóc đúng quy trình kỹ
thuật của đơn vị cung cấp giống, đến giữa tháng 7/2019, anh Hải chính thức đi
vào thu hoạch những trái dâu đầu tiên, mỗi ngày đạt năng suất trung bình trên dưới
20kg. “Liên tục ba tháng vừa qua, vườn dâu tây Newzealand của hộ gia đình chúng
tôi đưa ra giá bán bình quân 200.000 đồng/kg được khách hàng mua hết khá nhanh trên
dưới 20kg trong buổi sáng mỗi ngày. Thời gian thu hái từ 6 giờ đến 7 giờ sáng
theo kỹ thuật hướng dẫn từ các cơ quan nghiên cứu khoa học và những nhà nông
nhiều kinh nghiệm ở địa phương, nên dâu tây Newzealand giữ độ tươi lâu ngày hơn
khi bày bán tại các điểm du lịch, các khu chợ ở Đà Lạt hoặc vận chuyển ra ngoài
tỉnh Lâm Đồng theo đơn đặt hàng trước… ”,
chủ vườn Nguyễn Thanh Hải chia sẻ.
Cùng với với chủ nhân Nguyễn Thanh Hải bước xuống vườn dâu tây
NewZealand tốt tươi trên giá thể xơ dừa, tro trấu…phối trộn trong hệ thống màng
nhựa, hoa nở đều khắp, trái xanh, trái chín từng chùm nối tiếp nhau trên từng
luống thẳng hàng, chạy song song “lấp đầy” 2.000m2 diện tích trong
nhà kính diện tích năm đầu tiên chuyển đổi. Theo lời kể anh Hải, vào tháng
5/2019, sau khi thu hoạch lứa hoa cúc giảm đến 50% năng suất vì ảnh hưởng dịch
bệnh sọc thân, anh Hải quyết định chuyển sang trồng dâu tây NewZealand với mật
độ 5.000 cây/500m2 ban đầu. Nhờ nguồn giống, giá thể đảm bảo chất
lượng và tuân thủ đầy đủ quy trình kỹ thuật chăm sóc, khoảng 20 ngày sau, phần
lớn cây dâu đã phát triển hàng loạt ngó (cây con mọc lên từ rễ cây mẹ), anh Hải
chiết tách và nhân giống cho đến khi “phủ kín” 20.000 cây trên tổng diện tích
2.000m2. Anh Hải ước tính nguồn vốn khoảng 300 triệu đồng để trồng,
chăm sóc 2.000m2 dâu tây NewZealand chuyển đổi từ hoa cúc, trong đó
chiếm tỷ lệ phần lớn kinh phí đầu tư mới gồm: hệ thống máng lặp đặt trên giàn
sắt cách ly mặt đất hơn 1m, hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp với châm phân trực
tiếp vào từng bộ rễ cây dâu, đào mới giếng khoan để lấy nước sạch tưới tiêu…
Hạch toán kinh tế trồng dâu tây Newzealand của anh Nguyễn Thanh
Hải ở Làng hoa Thái Phiên, Đà Lạt khá hiệu quả. Cụ thể tính trên diện tích
1.000m2, mỗi ngày thu hoạch 10 kg trái dâu nhân với đơn giá 200.000
đồng/kg thành tiền 2 triệu đồng. Số thu này “lũy tiến” 75 ngày sau đã thu hồi tổng
nguồn vốn đầu tư 150 triệu đồng. Trong khi trồng hoa cúc truyền thống mỗi lứa
kéo dài 120 ngày giảm năng suất do bệnh sọc thân thời gian qua chỉ mới đạt
doanh thu khoảng 45 triệu đồng/1.000m2.
Cũng trong thời điểm tháng 5/2019, chủ vườn Nguyễn Thanh Hải
tiếp tục chuyển đổi 3.000m2 diện tích đất hoa cúc sang trồng 12.000
cây ớt ngọt. Kết quả từ tháng 8/2019 đến nay, anh Hải thu hoạch bình quân
300kg/3 ngày, những ngày cao điểm thu rộ đạt sản lượng đến 1.000kg/3 ngày. Nhân
với giá ổn định trong 2 tháng qua với 25.000 đồng/kg, anh Hải thu về 25 triệu
đồng/3 ngày. Và dự kiến khả năng thu hoạch ớt ngọt liên tục đến hết tháng
5/2020 mới bước sang vụ rau trồng mới…
THANG 10/2019