VĂN VIỆT
Những
cây trà mi quý hiếm ở thôn Hang Hớt, xã Mê Linh, Lâm Hà được thu hái lá già vào
buổi sớm mai nắng lên rồi chế biến, đóng gói để xuất ngoại đến các nước Nhật,
Mỹ, Nga, Trung Quốc…theo nhu cầu người tiêu dùng. Công việc này đã thực hành
trong nhiều năm qua bởi chủ nhân là người phụ nữ “tứ tuần” đến từ một tỉnh miền
núi phía Bắc.
Trà
mi chọn thu hái lá già trên cành vào 6- 8 giờ sáng mỗi ngày
Một ngày đầu tháng 10/2019, phóng viên vào trang
trại trà mi hoa vàng tọa lạc bên cung đường bê tông đến nơi, thuộc thôn (buôn) Hang
Hớt, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà khi nhân công vừa dùng tay hái từng chiếc lá trà già
xuống phân loại sơ chế sử dụng tươi trong ngày và đưa qua hệ thống sấy khô
“thăng hoa” tại chỗ. Người quản lý trang trại chia sẻ: “Trà mi ở đây chọn thu
hái các lá đã già trên cành vào tầm 6- 8 giờ sáng mỗi ngày. Vì trồng ngoài trời
nên trà mi chỉ được thu hái trong điều kiện thời tiết khô ráo liên tục trên
dưới một tuần. Như vậy lá trà mi mới đảm bảo dưỡng chất đậm đặc nhất khi hái
xuống pha chế nước sôi uống cả ngày, đồng thời sau khi chế biến sấy khô “thăng
hoa” đều giữ được chất lượng đặc trưng tự nhiên kết tinh của vùng đất Lâm Đồng,
Nam Tây Nguyên này… ”
Theo đó, quy trình chế biến sản phẩm khoảng 50
loại trà mi quý hiếm ở buôn Hang Hớt khá nghiêm ngặt và công phu. Lần thứ nhất,
lá trà mi thu hái xuống rửa sạch bằng nước sinh học, sau đó đón gió lùa vào
trong nhà phơi héo đến 48 tiếng đồng hồ. Đưa vào sấy trong lò gang tự động điều
khiển nhiệt độ khoảng 1 tiếng đồng hồ trước khi ủ trong hũ gốm sứ trong thời
gian 10 ngày. Tương tự lần thứ hai đưa
toàn bộ lượng trà ủ lần thứ nhất ra sấy cũng khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi lại ủ
vào hũ gốm sứ thêm 10 ngày nữa. Và tiếp tục sấy, ủ trà đến lần thứ ba mới đưa
ra hút chân không, đóng gói thành từng dòng sản phẩm gắn thương hiệu “Kim Hoa
Trà” đưa đến người tiêu dùng sử dụng đạt chất lượng an toàn vô thời hạn. Tỷ lệ
thu hái 10kg trà mi nguyên liệu lá tươi, chế biến thành 3 kg thành phẩm.
Cùng lúc này, một nữ nhân viên trang trại trà
mi Hang Hớt pha chế một bình nước vừa sôi với một ít lá trà mi viên nén và một
đóa hoa vàng ươm đã sấy khô. Ít phút sau đó, toàn bộ lượng nước sôi hòa tan với
viên nén và hoa trà chuyển thành một màu vàng chanh bắt mắt. Lần đầu tiên phóng
viên thưởng thức nước trà mi ở buôn Hang Hớt này và cảm nhận với mùi thơm dìu dịu,
vị ngòn ngọt, thanh thanh dễ dàng phân biệt với các sản phẩm trà khác hiện có
trên thị trường. Chủ nhân trang trại, người phụ nữ tứ tuần Lê An Na cung cấp
phóng viên các tài liệu khoa học trong nước và quốc tế phân tích thành phần dược
chất 50 loại trà mi đang sinh trưởng tốt tươi ở buôn Hang Hớt, cụ thể với những
công dụng như: “ ức chế tế bào ung thư, virus HIV, tăng sức đề kháng trong cơ
thể, giải nhiệt, chữa trị các bệnh phù thũng, nhức mỏi, mất ngủ…”
Giá
trà mi sấy khô “thăng hoa” từ 3 - 6 triệu đồng/kg
Phóng viên trò chuyện xoay quanh cây trà mi
hoa vàng với chị Nguyễn Thị Minh, 38 tuổi, người sinh ra và định cư làm vườn
tại buôn Hang Hớt. Chị Minh “làm chứng”: “Tôi bị bệnh đau đầu kinh niên, nhất
là thời điểm về đêm, cảm giác trong người bức bối, rất khó ngủ, một tuần phải
uống thuốc kháng sinh từ 3- 4 lần để giảm đau. Cách đây khoảng bốn năm, tôi được
uống hàng ngày trà mi hoa vàng tươi và chế biến sấy hút chân không tại trang
trại Hang Hớt, đến nay tôi thấy sức khỏe mình cải thiện rõ rệt, ăn ngon, ngủ
ngon, không còn dùng một viên thuốc kháng sinh nào nữa…”
Như để bổ sung yếu tố xác thực từ sản phẩm trà
mi Hang Hớt, chủ nhân trang trại Lê An Na kết nối với một nữ ca sĩ Hà Nội nổi
tiếng đang định cư ở bang Florida, Hoa Kỳ. Nữ ca sĩ này phản hồi : “Hơn một năm
qua, mình và bố mình tuổi xưa nay hiếm đều quen dùng Kim Hoa Trà làm thức uống
chính hàng ngày. Kết quả thấy ăn ngon, ngủ ngon hơn trước nhiều…”
“Còn nhiều nữa khách hàng nước ngoài đặt mua sử
dụng thường xuyên Kim Hoa Trà trồng từ trang trại Hang Hớt đã nhiều năm qua. Họ
uống Kim Hoa Trà thấy có tác dụng tốt cho sức khỏe nên đã giới thiệu nhiều
người khác cùng sử dụng. Mới đây họ đặt vấn đề làm đại lý cho Kim Hoa Trà tại
các nước như Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga…”, nữ chủ trang trại Lê An Na mở các dòng
email đã nhận được trên smartphone cho phóng viên xem.
Lê An Na đưa phóng viên ra đồi hoa vàng trải
dài trên 6 ha xanh ngát, khoáng đạt của
vùng đất buôn Hang Hớt. Đến gần từng hàng trà mi hoa vàng cao quá đầu người, tán
rộng hơn một vòng tay, mới biết cây có tuổi sinh trưởng từ 5 năm đến 9 năm
tuổi, thuộc thời kỳ kinh doanh với năng suất thu hoạch lá già trên dưới
30kg/cây/năm. Chế biến thành khoảng 10 kg trà thành phẩm sấy khô “thăng hoa”,
giá bán theo đơn đặt hàng trước ở trong nước và nước ngoài từ 3 triệu đồng đến
6 triệu đồng mỗi ký.
Và nữ chủ Lê An Na cho biết dự định của mình
sẽ huy động nguồn vốn mở rộng quy mô sản xuất, chế biến sâu với các dòng sản
phẩm nước uống trà mi đóng chai. Đồng thời mong muốn trước mắt được liên kết
với nông dân quanh vùng Hang Hớt, xã Mê Linh cung cấp giống, chuyển giao quy
trình kỹ thuật trồng trà mi gắn với chế biến và tiêu thụ. Phóng viên ghi nhận
điều này và thiết nghĩ, ngành nông nghiệp Lâm Đồng cũng cần quan tâm khảo sát,
đánh giá, sớm đưa cây trà mi hoa vàng vào các chương trình mục tiêu chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, xây dựng mô hình trồng trọt hiệu quả kinh tế cao ở địa
phương…/.
THÁNG 10/2019