VĂN VIỆT
Chiều ngày 31/10, tại Đà Lạt, Cục Bảo vệ Thực vật phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng tổ chức Hội nghị tổng kết công
tác bảo vệ thực vật năm 2019 của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Nhận xét tại Hội nghị cho biết, năm 2019, một số đối tượng dịch
hại nổi lên gây hại nặng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên như chuột, sâu cuốn
lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, khô vằn, bệnh lem thối hạt…Đặc biệt
sâu keo gây hại cây bắp trên 13 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Rồi bọ xít muỗi,
thán thư gây hại nặng cây điều ở Lâm Đồng, Đắk Lắk; riêng tỉnh Lâm Đồng phát
sinh bệnh xoăn lá do virus hại cà chua,
nấm phytophthora gây hại sầu riêng…
Trung tâm Bảo vệ Thực vật miền Trung đã chủ động nắm tình
hình dịch hại, chỉ đạo bảo vệ sản xuất trong vùng. Cụ thể Trung tâm đã phối hợp
Chi cục Bảo vệ thực vật ở từng địa phương trong vùng tổ chức tổng cộng 113 lớp
tập huấn cho 5.670 nông dân về các biện pháp phòng trừ dịch hại, góp phần bảo vệ
thành quả sản xuất của nông dân ở những vùng hạn hán, ngập lụt…
Trên vùng nông nghiệp Lâm Đồng 9 tháng đầu năm 2019 do ảnh hưởng
biến đổi thời tiết mưa ít hơn, nhiệt cao hơn cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến dịch bệnh
phát sinh phức tạp, nhất là dịch bệnh virus trên cây rau, hoa; bọ xít muỗi gây
hại cây cà phê chè; bệnh thán thư gây hại cây điều; sâu keo mùa thu gây hại cây
bắp…
Chi cục Trồng Trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đề nghị Cục Bảo
vệ thực vật chỉ đạo các Viện, Trường nghiên cứu các đề tài cấp quốc gia về
virus gây hại các loại rau họ cà, hoa cúc, từ đó xác định các biện pháp quản lý
dịch hại đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới…
*THÁNG 10/2019