VĂN VIỆT
Kết quả thể chế hóa và chỉ đạo
thực hiện Nghị quyết 13- NQ/TW, Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, các nghị quyết, quyết định, kế
hoạch về phát triển kinh tế tập thể của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lâm Đồng được
ban hành kịp thời, thuận lợi cho mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác không ngừng
tăng lên về số lượng và chất lượng, vững vàng cạnh tranh hội nhập cho hôm nay
và cho ngày mai...
130 chuỗi liên kết từ ngày hôm nay
Cùng hàng
ngũ cựu chiến binh đi xây dựng chuỗi liên kết ở Lâm Đồng như ông Nguyễn Minh Tiến
ở xã N’Thol Hạ, Đức Trọng còn có ông Lê Văn Trường (sinh năm 1963) ở xã Đinh Lạc,
huyện Di Linh. Chỉ khác nhau ở 2 chủng loại sản phẩm liên kết sản xuất, thu hoạch
và chế biến cây dược liệu của cựu chiến binh Nguyễn Minh Tiến và cây mắc ca của
cựu chiến binh Lê Văn Trường.
Một ngày cuối
thu năm 2019, phóng viên tìm đến thôn Tân Lạc 1, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh để
tham quan mô hình HTX liên kết Mắc ca Di Linh do cựu chiến binh Lê Văn Trường
làm giám đốc. Khuôn viên căn nhà và sân vườn khoảng 500m2 của ông
Trường bố trí các chức năng tiếp nhận thu mua hạt mắc ca thu hoạch của nông hộ
liên kết, phơi khô hạt mắc ca, lắp đặt máy móc dây chuyền chế biến, đóng gói, vận
chuyển hạt mắc ca thành phẩm tiêu thụ trong nước và đưa ra nước ngoài. Ở phía đối
diện mở ra một không gian xanh 4ha từ mặt tiền đường nhựa trải dài xuống thung
lũng, nối tiếp qua quả đồi bên kia, phân bổ tầng bên dưới là cây cà phê “ăn chắc
mặc bền”, tầng bên trên 750 cây mắc ca với phần lớn tỷ lệ đang trong thời kỳ kinh
doanh, “đột phá” thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.
Dẫn phóng
viên đến bên những hàng cây mắc ca với chiều cao chót vót, đưa tay thu hái từng
chùm trái già đung đưa trên cành, cựu chiến binh Lê Văn Trường “thuyết minh” thời
điểm cuối thu là mùa thu hoạch phụ, còn mùa thu hoạch chính vào mùa hè. Tính
quân bình cả năm mỗi cây mắc ca từ 5 năm đến 10 năm tuổi của ông Trường thu hoạch
khoảng 15kg hạt loại 1, giá thị trường 90.000 đồng/kg. “ Ở đây thường tập trung
các nông hộ thành viên liên kết để chia sẻ kinh nghiệm sản xuất mắc ca đạt năng
suất và chất lượng ngày một cao hơn”, cựu chiến binh Lê Văn Trường nói.
Thực tế hai
năm trước đó, việc sản xuất mắc ca ở vùng Đinh Lạc, Di Linh thường gặp cảnh
tiêu thụ bấp bênh thông qua nhiều đầu mối trung gian trong và ngoài địa phương.
Cựu chiến binh Lê Văn Trường cùng 4 đồng đội cựu chiến binh sản xuất mắc ca
trong xã Đinh Lạc phối hợp vận động những người trồng mắc ca khác tham gia
thành lập HTX liên kết mắc ca Di Linh, tìm kiếm thị trường đầu ra. Đến nay HTX
phát triển 33 hộ liên kết sản xuất 85ha diện tích mắc ca trồng chuyên canh và
xen canh. Trong đó 50ha mắc ca đang thu hoạch năng suất 15- 20kg/cây (mật độ
xen canh 200 cây mắc ca/ha cà phê). 30ha mắc ca còn lại sẽ tiếp tục thu hoạch
trong 3- 4 năm tới. Tất cả diện tích mắc ca thu hoạch đều được HTX bao tiêu cao
sản phẩm cao hơn giá thị trường từ 10% trở lên, sau đó đưa vào chế biến đóng
gói thương hiệu mắc ca Di Linh trước khi cung cấp ra thị trường trong nước và
xuất khẩu. Hạch toán ban đầu, nông hộ liên kết trồng xen canh tầng cây mắc ca
bên trên, mỗi năm thu thêm phần lãi 200 triệu đồng/ha- chưa kể thu nhập từ tầng
cây cà phê bên dưới.
Về mô HTX liên kết mắc ca Di Linh Tỉnh ủy Lâm Đồng đánh
giá: “qua 2 năm thành lập, với 33 hộ thành viên tham
gia với tổng vốn điều lệ 520 triệu đồng, HTX mạnh dạn đầu tư máy móc, nhà xưởng,
mở rộng quy mô hoạt động, bình quân một tháng cung ứng ra thị trường 70 tấn hạt
mắc ca thành phẩm. HTX xây dựng chuỗi liên kết với các thành viên, hộ nông dân
trên địa bàn huyện Di Linh và các địa bàn lân cận như Bảo Lộc, Đức Trọng, Lâm
Hà, cung cấp cây giống, tổ chức sản xuất, trồng và thu mua, chế biến hạt mắc ca.
Đồng thời ký kết cung cấp sản phẩm mắc ca cho doanh nghiệp, chuỗi cửa hàng ở các
thành phố Nha Trang, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí minh…Ngoài các lao động do hộ
thành viên tự thuê mướn, HTX còn tổ chức sơ chế, thu mua, đóng gói tập trung tại
xưởng, tạo công ăn việc làm ổn định cho 10 lao động tại địa phương với thu nhập
từ 5- 6 triệu đồng/ tháng. Dự kiến trong thời gian tới, HTX sẽ tổ chức chế biến
thêm các mặt hàng khác như kẹo mắc ca, tinh dầu mắc ca…”
Phóng
viên cập nhật đến ngày 22/10/2019 vừa thành lập mới 2 chuỗi liên kết được ngân
sách tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ sản xuất, chế biến và tiêu thụ 50ha chè chất lượng
cao với 100 nông hộ ở Bảo Lộc, Bảo Lâm và 70ha rau VietGAP với 12 nông hộ ở Đức
Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà. Và 2 chuỗi liên kết do vốn ngân sách thành phố Đà Lạt
hỗ trợ 300 triệu đồng tại HTX Nông nghiệp Phước Lộc ở xã Xuân Thọ; HTX Nông
nghiệp Thành Đạt ở xã Tà Nung cùng đầu tư nguồn giống cây trồng, bao bì đóng
gói, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm…Như vậy toàn tỉnh Lâm Đồng hiện đã nâng
lên tổng số 130 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Và Đề án của
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã thông qua đến năm 2023 tăng lên 200 chuỗi liên kết,
nhằm “đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa người nông dân,
doanh nghiệp, hợp tác xã để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, nâng
cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần tăng trưởng cho
ngành nông nghiệp… ”
Và 300 HTX trong ngày mai…
Trong hành trình phát triển 200 chuỗi liên kết đến năm 2023, trong
đó năm 2020 với mục tiêu chung “ Phát triển hợp tác xã trong xây dựng nông thôn
mới, giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người dân, đảm
bảo an sinh xã hội, góp phần tái cơ cấu hiệu quả nền kinh tế, nhất là tái cơ
cấu kinh tế nông nghiệp địa phương...”, Lâm Đồng phấn đấu thành lập mới ít nhất
25 HTX, nâng tổng số 300 HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012, đóng góp tỷ lệ từ
1,5- 2% GRDP; toàn tỉnh không có xã “trắng”
HTX... Đồng thời doanh thu bình quân trong năm 2020 hơn 12 tỷ đồng/HTX (tăng
10% so với năm 2019), thu nhập mỗi người lao động HTX khoảng 85 triệu đồng
(tăng 1,5 lần so với năm 2015)
Giải
pháp chính sách là một trong những nhóm giải pháp trọng tâm được Lâm Đồng xác
định nhằm tiếp tục phát triển KTTT mà nòng cốt là HTX theo đúng định hướng, chủ
trương của Nghị quyết 13- NQ/TW, Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX ngày 18/3/2002, được thể chế hóa từ Luật HTX năm
2003 đến Luật HTX năm 2012 hiệu lực hiện hành.
Theo
đó, Lâm Đồng tiếp tục nghiên
cứu, vận dụng tối đa các cơ chế chính sách của Chính phủ về ưu tiên, hỗ trợ
phát triển HTX và trên cơ sở thực tiễn địa phương, ngành, lĩnh vực để kịp thời
rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hoặc thay thế những cơ chế, chính sách trước
đây không còn phù hợp, không hiệu quả (nhất là cơ chế, chính sách về đất đai,
tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ,
thị trường, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng…). Yêu
cầu các sở, ngành, địa phương rà soát, đề nghị phù hợp với Luật Hợp tác xã năm
2012, tạo điều kiển kinh tế tập thể,
HTX, THT phát triển mạnh hơn nữa, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số. Thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch và đề án phát
triển KTTT, HTX trên địa bàn Lâm
Đồng; tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển
HTX; tăng quy mô nguồn vốn cho vay; các nguồn vay ưu đãi, nhằm mở rộng, đa dạng
hóa hoạt động HTX...
Với nhóm giải pháp chính
sách triển khai đồng bộ cùng các nhóm giải pháp về tuyên truyền, quy hoạch,
khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, Lâm Đồng chắc chắn sẽ đạt và vượt kế
hoạch phát triển KTTT những năm trước mắt cũng như lâu dài. Bởi đây là những
nhóm giải pháp trên cơ sở tổng kết thực tiễn, phát huy 10 thành
tích nổi bật phát triển KTTT, HTX theo Nghị quyết 13- NQ/TW, Hội nghị
lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, ngày
18/3/2002 trên địa bàn.
Cụ thể một
là, thay đổi nhận thức về KTTT từ cấp ủy, cơ quan, đoàn thể và
trong nhân dân. Hai là, thay đổi tổ chức bộ máy quản lý, phương thức lãnh đạo,
chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh xuống huyện, thành phố, thị trấn, xã,
phường. Ba là, số lượng và chất lượng HTX, THT ngày càng phát triển mạnh và tốt
hơn. Bốn là, Quy mô HTX, KTTT hoạt động trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác
nhau, hình thành các Liên hiệp HTX. Năm là, phương thức sản xuất kinh doanh
thay đổi phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, trong đó liên kết tạo thành chuỗi
giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm là một phương thức tất yếu. Sáu là,
ứng dụng tin học, công nghệ cao, điều khiển học hiện đại, đổi mới sáng tạo
trong hoạt động của KTTT. Bảy là, hoạt động HTX theo chiều hướng tích cực,
doanh thu và lợi nhuận ngày càng lớn, hỗ trợ hàng chục nghìn hộ nông dân tham
gia hiệu quả chuỗi giá trị. Tám là, nâng cao trình độ quản lý HTX và KTTT. Chín
là, đóng góp tích cực và sự phát triển GRDP và ngân sách địa phương, giải quyết
nhiều việc làm. Mười là, hình thành các tổ chức Đảng, đoàn thể trong tổ chức
KTTT./.
THÁNG 10/2019