MẠC KHẢI
Sau 90 ngày nuôi vỗ béo thực nghiệm 3 nhóm bò thịt lai
cao sản Brahman, Drought Master và Red Angus 19
tháng tuổi tại các vùng sinh thái Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh và Bảo Lộc,
Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã đánh giá kết quả tăng
trọng từ 800g đến gần 900g/con/ngày.
Số tiền chênh lệnh thu-chi tăng lần lượt mỗi con từ
nhóm bò thịt cao sản Brahman, Drought Master và Red Angus là: hơn 2,2 triệu
đồng; gần 2,5triệu đồng và hơn 2,8 triệu đồng. So với bò đối chứng (Laisind), chênh
lệch thu- chi mỗi con của nhóm bò lai Red Angus đạt cao nhất với gần 1,5 triệu
đồng, tiếp đến là nhóm bò lai Drought Master hơn 1,1 triệu đồng và thấp nhất là
nhóm Brahman gần 900.000 đồng.
Khẩu phần thức nuôi vỗ béo bò thịt Brahman, Drought
Master, Red Angus và Laisind gồm các tỷ lệ: 56% bột mì, 35% bột bắp, 7% bột cá,
2% còn lại là Urê, premix khoáng.
Hạch toán hiệu quả kinh tế thì cả 3 nhóm bò lai cao
sản đều cao hơn bò Laisind nuôi vỗ béo trong cùng một điều kiện. Trong đó, hiệu
quả kinh tế cao nhất thuộc về nhóm bò lai Red Angus với chênh lệch thu -chi gấp
hơn 2 lần so với nhóm bò lai Laisind.
THÁNG 2/2017