Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Khuyến cáo các biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới

VŨ VĂN
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trên các cánh đồng lúa ở 2 huyện Cát Tiên và Đạ Tẻh, đối tượng rầy nâu hiện đang gây hại diện tích hơn 480ha, mật độ từ 230-2.400 con/m2 (trong đó  gây hại 90ha mức trung bình ở huyện Đạ Tẻh). 

Đồng thời, bệnh đạo ôn lá cũng đang nhiễm hơn 810ha tại vùng lúa Đức Trọng, Di Linh và Đạ Tẻh, tỷ  gây hại từ 3  – 30% (gây hại nặng 23 ha ở huyện Đạ Tẻh và huyện Di Linh). Ngoài ra, sâu đục thân cà phê chè tại Đà Lạt, diện tích bị nhiễm bệnh 440 ha, tỷ lệ gây hại từ 6,5– 40%.
 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến cáo bà con nông dân có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc phòng trừ rầy nâu như: Fenobucarb (Bassa 50EC, Bascide 50EC,); Buproferin (Applaud 10WP, Butyl 10WP); Acetamiprid (Actatoc 200WP); Acetamiprid + Buproferin (Asimo super 50WP); Isoprocarb (Mipcide 20EC);   Thiamethoxam (Actara 25WG, Asarasuper 250WG);  Cartap (Padan 95SP).
Về bệnh đạo ôn lúa cần hạn chế bón đạm, sử dụng các loại thuốc phòng trừ gồm: Tricyclazole (Tridozole 75WP, Beam 75 WP, Flash 75 WP); Carbendazim (Arin 50SC, Bavisan 50WP, Carben 50SC, Ticarben 50WP); Fthalide + Kasugamycin (Kasai 21.2WP); Azoxystrobin ( Azony 25SC).
      Riêng sâu đục thân cà phê nên áp dụng biện pháp cắt tỉa thân, cành, đào bỏ và tiêu hủy gốc cà phê bị gây hại nặng, kết hợp các loại thuốc phòng trừ: Chlorpyrifos Ethyl + Alpha-Cypermethrin (Supertac 500EC), Diazinon (Diazan 50EC, Diazol 10GR).
 THÁNG 8/2016