Nhiều hộ nông dân ở xã Đạ Sar, Lạc Dương
đã tiếp cận kỹ thuật mới để canh tác ngoài trời đối với các nguồn giống dâu tây
đề kháng nhiều loại bệnh “hiểm nghèo”, đạt tỷ lệ lợi nhuận vượt trội so với mức
vốn đầu tư ban đầu.
Thống kê đến nay, tổng đàn bò ở huyện Di Linh đang
phát triển hơn 4.000con, trong đó chiếm hơn 95% đàn bò thịt và gần 5% đàn bò
sữa. Có khoảng 1.000 hộ gia đình chăn nuôi bò thịt với tỷ lệ 60% bò lai cao sản
và 40% bò cỏ.
Huyện Đơn Dương đã và đang triển khai thực hiện 50
công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn với tổng mức đầu tư hơn 477 tỷ đồng. Trong
đó gồm 14 công trình chuyển tiếp với tổng kinh phí 352,3 tỷ đồng, từ đầu năm 2016
đến nay giải ngân đạt 55% kế hoạch cấp vốn; hiện đang thi công 6 công trình.
Thống kê năm 2010- 2013, mỗi năm, nông dân Lâm Đồng sử
dụng lượng thuốc bảo vệ thực vật để
phòng trừ dịch hại cây trồng từ 8.000 –10.000 tấn. Đến giai đoạn 3 năm vừa qua,
con số này giảm xuống còn 5.000- 6.000 tấn.
Chính quyền thành phố Đà Lạt vừa quyết định công bố
hơn 200 quy trình giải quyết thủ tục hành chính phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia
TCVN ISO 9001: 2008. Trong đó các lĩnh vực với số lượng từ 23- 36 thủ tục gồm: tài
chính, kế hoạch đầu tư; thi đua, khen thưởng; văn hóa, thể thao; lao động,
thương binh và xã hội.
Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên vừa
xác định quần thể phân bố cây đảng sâm dược liệu dưới tán rừng thông 3 lá và
rừng hỗn giao lá rộng, lá kim, có độ cao từ 1.000m đến 1.900m, tập trung ở các
khu vực rừng của Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương.
Công ty TNHH Cơ khí nông nghiệp Thanh Trị (Liên Nghĩa,
Đức Trọng) đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất 300 chiếc máy tách vỏ mắc ca từ nay đến
cuối năm 2016, cung cấp theo đặt hàng của nông dân Lâm Đồng nói riêng, nông dân
5 tỉnh Tây Nguyên nói chung.
Sau 15 năm cung
cấp rau mang thương hiệu Thảo Nguyên, nông dân Nguyễn Lam Sơn ở Thánh Mẫu, Đà
Lạt đã xây dựng 70ha diện tích hai vùng rau GAP sản xuất theo hợp đồng ở thành
phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng, ổn định đầu vào và đầu ra trong từng thời vụ.
Từ ngày 22
– 29/8, tại Đà Lạt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Việt Nam tổ chức khóa tập
huấn sản xuất cà phê bền vững cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông và người
sản xuất cà phê đến từ 8 nước Asean gồm: Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia,
Myanmar, Philippines, Brunei và Việt
Nam.
Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng
với phương pháp thụ phấn chéo, đã cho ra đời một thế hệ giống hoa đồng tiền lai
tạo mới có nhiều sắc màu khác biệt, giữ được độ tươi lâu ngày, đáp ứng thị hiếu
đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng.
Sáng ngày 20/8, Khối Kinh tế- Kỹ thuật gồm 10 đơn vị
thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức lễ ra quân thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp
tại khu vực đầu nguồn Đan Kia- Suối Vàng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Phạm
S, lãnh đạo UBND huyện Lạc Dương
3 năm vừa qua, trung bình mỗi năm, Trung tâm Nghiên
cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng xuất vườn bán ra thị trường khoảng
200.000cây giống dâu tây cấy mô, thuộc 2 dòng D4 và D7 canh tác ngoài trời.
Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Lâm Đồng vừa cấp 46kg thuốc Bimdowmy 750WP (hoạt chấtTricyclazole) cho nông dân xã Tam Bố, Di
Linh sử dụng phòng trừ bệnh đạo ôn
gây hại 51ha lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh trên địa bàn,
Theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực
vật Lâm Đồng, từ giữa tháng 7/2016 đến nay, bệnh xoăn lá cà chua đã lây nhiễm
trên 30ha ở xã Ka Đơn, Đơn Dương, tỷ lệ gây hại từ 15- 80%,
Nhà nông Lưu Thành Vui ở xã Mê Linh, Lâm
Hà đã và đang phân công lao động trong gia đình sản xuất chuỗi giá trị sản phẩm
từ nguyên liệu đến chế biến công nghiệp và xúc tiến thương mại, góp phần hạn
chế mất cân đối cung- cầu sau những vụ mùa thu hoạch.
Thống kê trong 10 năm qua, HĐND thành phố Bảo Lộc đã
thực hiện gần 45 cuộc giám sát, khảo sát chuyên đề về phòng chống tham nhũng,
lãng phí trên địa bàn, trong đó tập trung vào những lĩnh vực được cử tri đặc
biệt quan tâm như:
Ngày 16/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Nguyễn Văn
Yên đã chủ trì hội nghị với các sở, ngành bàn kế hoạch hỗ trợ in ấn bao bì đóng
gói mặt hàng khoai tây Đà Lạt khi đưa ra thị trường tiêu thụ, nhằm giúp người
tiêu dùng nhận diện, phân biệt với các sản phẩm khoai tây sản xuất từ Trung
Quốc và các nơi khác.
Theo khảo sát của cơ quan chức năng, hiện nay trên địa
bàn toàn tỉnh Lâm Đồng, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước kinh doanh xăng,
dầu đang chiếm phần lớn quy mô hoạt động so với doanh nghiệp nhà nước với 84%
cửa hàng và từ 82- 84% cột đo xăng, đo dầu.
Huyện Lạc Dương đã chọn địa bàn thị trấn Lạc Dương để
triển khai mô hình điểm “Cộng đồng học tập”, dự kiến đến cuối năm 2016 sẽ tổ
chức hội nghị đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, bắt đầu nhân rộng trên tất cả các
xã trong toàn huyện vào năm 2017.
Nông gia Tô Quang Dũng ( thế hệ cuối 7X)ở phường 8, Đà
Lạt mạnh dạn đầu tư nguồn vốn khá lớn để áp dụng cùng lúc 3 công nghệ canh tác
rau đạt chất lượng xuất khẩu, gồm: thủy canh, địa canh và bán thủy canh, mang
về lợi nhuận khoảng 2 tỷ đồng/ha/năm.
Hơn 7 tháng đầu năm 2016, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tập
trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo thời vụ, quan tâm ứng dụng nông
nghiệp công nghệ cao, tiếp tục phát triển chăn nuôi và không để xảy ra dịch bệnh
trên đàn gia súc, gia cầm; giảm thiệt hại sâu bệnh trên cây trồng.
Theo Chi
cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trên các cánh đồng lúa ở 2 huyện
Cát Tiên và Đạ Tẻh, đối tượng rầy nâu hiện đang gây hại diện tích hơn 480ha, mật độ từ 230-2.400 con/m2 (trong đó gây hại 90ha mức trung bình ở huyệnĐạ Tẻh).
Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên vừa hoàn thành 3 năm nghiên cứu, gây trồng thử nghiệm cây hoàng liên
ô rô và cây bá bệnh dưới tán rừng Lâm Đồng. Đây là 2 loài cây dược liệu hoang
dã làm nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược trong nước, mang lại nhiều ý nghĩa
về giá trị kinh tế và hiệu quả sử dụng đất rừng.
Theo kế hoạch từ nay đến cuối năm 2018, huyện Đạ Huoai
sẽ triển khai nhiều giải pháp xóa 58 căn nhà đơn sơ cho hộ nghèo trên địa bàn. Cụ
thể, 58 hộ nghèo được vay đến 25 triệu đồng nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính
sách xã hội, đồng thời được hỗ trợ từ nguồn vốn của chương trình mục tiêu, quỹ
vì người nghèo, huy động các doanh nghiệp, tổ chức, nhà hảo tâm, dòng họ…
Từ đặc thù về
khí hậu của tỉnh Lâm Đồng như nhiệt độ trung bình từ 18 – 25oC,
lượng mưa trung bình từ 1.750 – 3.150 mm/năm là những cơ sở bước đầu đáp ứng
cho việc trồng khảo nghiệm 2 giống cỏ Alfalfa và Stylo trên địa bàn.
Từ đầu năm 2016 đến nay, vườn cải xoăn với diện tích
200m² nhà kính của gia đình ông Lê Hữu Phan ở
đường Hồ Xuân Hương, Đà Lạt thu hoạch không kịp bán. Đây là giống cải
kale của Mỹ, ông Phan mua hạt về gieo trồng thử nghiệm với khí hậu, thổ nhưỡng
Đà Lạt và thăm dò thị trường tiêu thụ.
Ngày 02/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Phạm S
cùng đại diện các sở, ngành chức năng, tổ chức hội nông dân, hiệp hội hoa Đà
Lạt, làm việc với Công ty Naniwa Flower Auction (Nhật) về phát triển hoa cắt
cành tại Đà Lạt và các vùng phụ cận.
Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản kiến nghị kiểm
điểm trách nhiệm chủ đầu tư 26 công trình trạm y tế, tọa lạc trên địa bàn các
huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát
Tiên và thành phố Bảo Lộc vì để xảy ra nhiều sai phạm.
Lâm Đồng vừa thông qua chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020
phát triển mới gần 440 trang trại, nâng tổng số lên thành 1.200 trang trại gắn
sản xuất với liên kết tiêu thụ sản phẩm, đạt doanh thu bình quân trên 3 tỷ
đồng/trang trại/năm ( tăng từ 25- 30% so với năm 2016).
Lâm Đồng bắt đầu triển khai quy hoạch
cây mắc ca trên địa bàn với những nhiệm vụ và giải pháp phù hợp đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030. Trong đó tập trung đầu tư trồng mới xen canh kết hợp với
chức năng che bóng cho cây cà phê, chè; đồng thời phát triển công nghiệp chế
biến gắn với cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu.