VĂN VIỆT
Chính thức triển khai từ tháng 5/2013
đến nay, Lâm Đồng đang dẫn đầu Tây Nguyên với
hơn 1.830 hộ gia đình đã vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi hơn 140 tỷ đồng,
thực hiện việc tái canh, trồng mới cà phê trên tổng diện tích khoảng 8.650ha.
Triển khai Quyết định số 872, ngày 09/5/2013 của UBND
tỉnh Lâm Đồng về việc tái canh, cải tạo giống cà phê trên địa bàn trong giai
đoạn năm 2013- 2015 phải đạt tổng diện tích gần 23.000ha, tùy theo đặc điểm
sinh thái của từng thửa vườn trên từng khu vực, người nông dân trong tỉnh đã tích
cực thực hành 3 biện pháp chính gồm ghép cải tạo, trồng tái canh và trồng mới. Theo
đó, những diện tích cà phê trên 15 năm tuổi, năng suất đạt dưới 1,5 tấn nhân/ha
trong nhiều năm liền, nhưng nếu kiểm tra bộ rễ của cây vẫn còn “khỏe mạnh”,
nông dân vẫn áp dụng kỹ thuật cưa đốn phục hồi sinh trưởng cành lá mới hoặc
ghép cải tạo với các mầm chồi giống đầu dòng đã được cơ quan thẩm quyền công
nhận. Những diện tích cà phê trên dưới 20 năm tuổi, hiệu quả kinh tế thấp kém,
xem như đã quá già cỗi, nên nông dân đã đưa vào quy trình chuyển đổi từng phần
diện tích để trồng tái canh. Riêng kế hoạch trồng mới cà phê với diện tích
265ha/năm, tỉnh Lâm Đồng khuyến khích nông dân chuyển đổi từ những diện tích
canh tác các loại trồng có hiệu quả kinh
tế không cao; đồng thời trồng mới trên diện tích đất vừa chuyển đổi từ đất lâm
nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt.
Kết quả đến nay, tổng diện tích tái canh cà phê trong
tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành khoảng 8.650 ha. Bên cạnh nguồn vốn vay tín dụng ưu
đãi của nhà nước chiếm tỷ lệ 70%, nông dân đã đối ứng nguồn vốn đầu tư tự có chiếm
tỷ lệ 30%. Riêng đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu
số, hộ gia đình sống ở những xã đặc biệt khó khăn…đã được ngân sách tỉnh Lâm
Đồng hỗ trợ kinh phí 17 tỷ đồng để mua một phần nguồn giống cây, mầm chồi cà
phê tái canh theo quy hoạch.
Theo tiến sỹ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đây là kết quả đáng khích lệ. Bởi Lâm Đồng đã đi “tiên phong” trong cả vùng Tây Nguyên về triển khai nguồn vốn tín dụng cho việc tái canh cà phê với lãi suất ưu đãi ban đầu 10,5%/năm, đến ngày 15/11/2013 giảm xuống 10%/năm cho đến nay. Từ đây đã đúc kết những giải pháp đồng bộ không chỉ riêng cho Lâm Đồng, mà cho cả vùng Tây Nguyên nhằm thực hiện tốt hơn nữa những chỉ tiêu tái canh cà phê đã đề ra. Trước hết, đó là nhóm giải pháp truyền thông từ tỉnh đến cơ sở cần đa dạng hóa các hình thức vận động, tuyên truyền sâu rộng trong những vùng chuyên canh cà phê, giúp cho tổ chức, cá nhân không ngừng nâng cao nhận thức, đồng thuận cùng với các cơ quan nhà nước kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện tái canh cà phê.
Theo tiến sỹ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đây là kết quả đáng khích lệ. Bởi Lâm Đồng đã đi “tiên phong” trong cả vùng Tây Nguyên về triển khai nguồn vốn tín dụng cho việc tái canh cà phê với lãi suất ưu đãi ban đầu 10,5%/năm, đến ngày 15/11/2013 giảm xuống 10%/năm cho đến nay. Từ đây đã đúc kết những giải pháp đồng bộ không chỉ riêng cho Lâm Đồng, mà cho cả vùng Tây Nguyên nhằm thực hiện tốt hơn nữa những chỉ tiêu tái canh cà phê đã đề ra. Trước hết, đó là nhóm giải pháp truyền thông từ tỉnh đến cơ sở cần đa dạng hóa các hình thức vận động, tuyên truyền sâu rộng trong những vùng chuyên canh cà phê, giúp cho tổ chức, cá nhân không ngừng nâng cao nhận thức, đồng thuận cùng với các cơ quan nhà nước kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện tái canh cà phê.
Trong nhóm giải pháp quản lý và tổ chức sản xuất, Lâm
Đồng đã tăng cường kiểm soát, quản lý hệ thống vườn ươm, vườn nhân chồi giống
cà phê cao sản, kịp thời hướng dẫn người “chủ vườn” công bố tiêu chuẩn chất
lượng cây giống trước khi cung ứng cho nông dân trồng đại trà. Đồng thời tăng
cường chỉ đạo việc trồng cây che bóng, cây chắn gió…đúng chủng loại, đúng kỹ
thuật, phù hợp với quy mô sản xuất, nhằm tạo ra hệ sinh thái chất lượng cao cho
“đồng ruộng” cà phê tái canh.
Với giải pháp về khoa học và công nghệ, Lâm Đồng cần tiếp tục tổ chức khảo nghiệm trồng các loài thực vật có khả năng đối kháng cao với các loài tuyến trùng gây hại cà phê khi tái canh. Đồng thời tiến hành nghiên cứu đồng bộ việc kích thích sự phát triển nhanh và khỏe bộ rễ của cây cà phê ghép tái canh, có thể đề kháng hiệu quả các loại sâu bệnh, từ đó rút ngắn thời gian chăm sóc, thu hoạch, nhằm giảm tối đa diện tích phải trồng luân canh 2 năm với các cây trồng khác trước khi trồng mới cà phê tái canh, đảm bảo thu nhập ổn định, liên tục cho người nông dân.
Hy vọng với việc triển khai đồng bộ những giải pháp
nêu trên, Lâm Đồng sẽ sớm đạt và vượt các chỉ tiêu tái canh cà phê đến hết năm
2015 gồm: sản xuất 43 triệu chồi cà phê ghép, 15 triệu cây giống ghép cà phê
cao sản; hoàn thành các diện tích trồng tái canh 9.722 ha, trồng mới 796ha và
ghép cải tạo 12.464ha, đạt năng suất từ 2,8 – 3 tấn nhân/ha; tổng kinh phí thực
hiện gần 4.430 tỷ đồng ( 70% vốn vay hỗ trợ lãi suất từ ngân hàng và 30% vốn
đối ứng của người dân )./.
THÁNG 7/2014