VĂN
VIỆT
Cùng với nguồn giống hỗ trợ từ Hiệp
hội Cà phê, Ca cao Việt Nam, hàng năm Lâm Đồng sản xuất hơn 21 triệu mầm, chồi
và cây giống cà phê đầu dòng, đáp ứng kịp thời nhu cầu trồng tái canh cà phê đạt
năng suất cao trên địa bàn.
Nguồn giống cà phê đầu dòng để trồng tái canh ở Lâm
Đồng được thường xuyên cung ứng bởi 42 vườn ươm và 95 cơ sở sản xuất trên các
vùng cà phê trọng điểm của các huyện, thành trong tỉnh. Tất cả đều hoạt động dưới
sự các hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan chức năng nhà nước và được công bố rộng
rãi cho người nông dân chọn lựa sử dụng, đảm bảo việc thực hiện cam kết sản xuất
nguồn giống đạt chất lượng cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và tập
quán canh tác tại các vùng cà phê chuyên canh của Lâm Đồng.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết: Kết thúc “mùa tái canh” cà phê trong
năm qua, Lâm Đồng đã trồng mới và ghép cải tạo 6.243 ha, đạt 117,11% kế hoạch.
Hầu hết các địa bàn trồng cà phê ở Lâm Đồng gồm từ Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông
đến Di Linh, Bảo Lộc và Bảo Lâm đã đạt và vượt mức chỉ tiêu diện tích tái canh cà
phê. Trong đó bên cạnh nguồn mầm, chồi cà phê ghép cải tạo, tái canh chất lượng
cao của các vườn ươm ở Lâm Đồng, nông dân còn sử dụng các nguồn giống cà phê lai
TRS1 hỗ trợ từ Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam để trồng mới. Cụ thể từ năm
2011 đến nay, Hiệp hội này đã hỗ trợ 4.800 kg hạt và 70.000 cây cà phê giống
lai đa dòng, tương đương với diện tích cà phê thực hiện tái canh hơn
4.863ha.
Với diện tích 6.243 ha cà phê tái canh ở Lâm Đồng trong
năm qua, chiếm nhiều nhất là diện tích ghép cải tạo với 2.914ha, tiếp theo là
diện tích trồng bằng cây thực sinh trên 1.726 ha ( trong đó trồng 1.500 ha bằng
hạt lai TRS1), diện tích còn lại trồng bằng cây ghép mới. Đến nay phần lớn diện
tích trồng cà phê tái canh trong năm qua ở Lâm Đồng đều sinh trưởng tốt. Đặc biệt
những diện tích cà phê ghép tái canh ( trồng cây ghép và ghép mầm, chồi cải tạo)
chăm sóc sau 2 năm cho năng sất từ 2- 3 tấn/ha, sau 3 năm cho năng suất từ 3,4
– 4,5 tấn/ha, trong khi trước khi tái canh chỉ đạt năng suất trung bình 1,8 tấn/ha.
Việc ghép cải tạo cà phê từ mầm, chồi đầu dòng ở Lâm
Đồng đã và đang triển khai trên những vườn cây dưới 20 năm tuổi, nhưng có bộ rễ
vẫn phát triển khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh nặng. Về trồng tái canh cà phê từ
nguồn giống sản xuất tại chỗ, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã hướng dẫn nông dân
trồng xen canh bằng cành nhổ bỏ những cây cà phê cũ bị già cỗi, nhiều sâu bệnh,
năng suất thấp để thay thế cây giống cà phê mới, năng suất cao. Đồng thời áp dụng
kỹ thuật tái canh cà phê cuốn chiếu và xen canh với các loại cây màu ngắn ngày
khác. Theo đó, sau khi thu hoạch vụ mùa cuối cùng, nông dân đào bỏ toàn bộ những
luống cà phê cũ kém hiệu quả rồi phơi đất, đào hố, bón phân, chờ đến mùa mưa xuống
giống trồng tái canh cà phê giống mới. Và bao quanh những hố cà phê tái canh,
nông dân sản xuất xen canh các loại cây màu ngắn ngày để không bị gián đoạn thu
nhập và góp phần cải tạo đất cho bộ rễ cây cà phê con sinh trưởng tốt hơn.
Từ nay đến hết năm 2015, Lâm Đồng phấn đấu đạt diện
tích cà phê tái canh ( trồng mới tái canh và ghép cải tạo) là 17.651ha. Trong
đó phân chia các diện tích cà phê tái canh theo nhu cầu quy hoạch gồm: 9.484ha
diện tích ghép cải tạo, 7.541ha diện tích trồng tái canh và 626ha diện tích trồng
mới. Để đáp ứng nhu cầu nguồn giống cà phê tái canh ngày càng đạt chất lượng
cao hơn, ngành nông nghiệp Lâm Đồng tiếp tục củng cố, “nâng cấp” hệ thống vườn
ươm, cơ sở sản xuất chồi giống, cây giống theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nhằm
chủ động cung ứng cho từng vùng, từng địa phương trong tỉnh tổ chức xây dựng những
mô hình điểm nhân rộng trên địa bàn./.
THÁNG 3/2014