VĂN
VIỆT
Tây
Nguyên được coi là “Nóc nhà của Đông Dương” có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng,
bảo vệ môi trường sinh thái của cả nước. Một thời gian dài đã qua, sự hấp dẫn của
các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn trái giá trị cao và các loại cây ngắn
ngày xen canh đã khiến cho hàng trăm ngàn hecta đất lâm nghiệp tự phát chuyển đổi
thành diện tích đất sản xuất nông nghiệp, dẫn đến áp lực lớn vừa mang tính cấp
bách vừa mang tính lâu dài cần giải quyết đối với công tác quản lý, bảo vệ và
khôi phục rừng ở Tây Nguyên.
Bài
1/Mười năm giảm 3,35% tỷ lệ che phủ rừng
Qua theo dõi diễn biến rừng
của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến nay, 5 tỉnh
Tây Nguyên gồm Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông và Lâm Đồng với tổng diện
tích có rừng gần 2,56 triệu ha, chiếm 17,5% diện tích rừng cả nước. Trong đó gần
2,2triệu ha rừng tự nhiên, hơn 368.700ha rừng trồng, gần 480.000ha rừng đặc dụng,
548.000ha rừng phòng hộ và hơn 1,5 triệuha rừng sản xuất.
Hình
thành đất sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp
Số liệu điều tra trong mười
năm qua cho thấy, tốc độ mất rừng tự nhiên ở Tây Nguyên trung bình khoảng
46.267ha/năm, tương ứng với giảm 3,35% tỷ lệ che phủ rừng, cụ thể tỷ lệ che phủ
rừng từ 49,27% giảm xuống còn 45,92%. Các nguyên nhân dẫn đến mức độ suy thoái
rừng Tây Nguyên được xác định từ hệ quả khai thác gỗ hợp pháp và bất hợp pháp,
chuyển đổi rừng để sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy điện…
Riêng số liệu thống kê từ
năm 2019 đến hết tháng 5/2020, các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện 4.863 vụ vi phạm
pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng. Kết quả đã xử phạt hành chính 4.119 vụ, xử
lý hình sự 314 vụ, thu nộp ngân sách 56 tỷ đồng, tịch thu gần 9.900m3
gỗ các loại. Bên cạnh các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái
pháp luật, hành vi xâm chiếm đất lâm nghiệp để lập nương rẫy canh tác trái phép
các loại cây trồng lâu năm và hàng năm đã xảy ra 1.309 vụ với hơn 410ha diện
tích cây rừng bị thiệt hại.
Thống kê chưa đầy đủ đến
đầu năm 2020, địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên có 15.000 hộ dân sản xuất nông nghiệp trên
344.554ha diện tích đất lâm nghiệp, chiếm 11,31% tổng diện tích đất quy hoạch
lâm nghiệp thuộc 3 loại rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất. Trong đó chiếm nhiều
diện tích nhất ở địa bàn Đắk Lắk (84.109ha), Gia Lai (74.509ha); tiếp theo Đắc
Nông (67.400ha), Kon Tum (66.605ha); chiếm ít diện tích ở tỉnh Lâm Đồng
(51.931ha).
Theo phân tích của Ban
Kinh tế Trung ương, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp
Tây Nguyên nêu trên đã được hình thành do các nguyên nhân chủ yếu là: Thứ nhất,
đất nông nghiệp của người dân sản xuất nằm xen kẽ trong các lâm trường trước
đây được đưa vào quy hoạch đất lâm nghiệp. Thứ hai, đất lâm nghiệp được các
Công ty Lâm nghiệp, Ban Quản lý giao khoán để bảo vệ, phát triển, nhưng người
dân sử dụng sai mục đích chuyển sang sản xuất nông nghiệp. Thứ ba, tình trạng
xâm lấn rừng trái phép để sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương và dân
di cự tự do…
Nhìn chung hiệu quả sản
xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp không cao, nhưng đây là nguồn thu nhập
chính của các hộ gia đình thiếu đất sản xuất… Cụ thể doanh thu bình quân các diện
tích sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp hiện nay như: cà phê - mắc ca đạt
255triệu đồng/ha/năm; cà phê - mắc ca - sầu riêng – bơ đạt 231 triệu đồng/ha/năm;
các loại cây hàng năm xen canh với cây lâu năm đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm.
Riêng cây cà phê trồng thuần trên đất lâm nghiệp hiện chỉ đạt khoảng 80- 90 triệu
đồng/ha/năm.
“Đa số người dân sản xuất nông nghiệp trên đất
lâm nghiệp Tây Nguyên là các hộ gia đình thực sự thiếu đất sản xuất. Các loại
cây trồng nông nghiệp phát triển ở đây phần lớn gồm cây lâu năm (cà phê, hồ
tiêu, cây ăn trái…), cây hàng năm (bắp, khoai mì…). Tuy nhiên do phát triển tự
phát, không được đầu tư hướng dẫn kỹ thuât, nên năng suất, sản lượng, hiệu quả
sản xuất thấp, đã gây không ít khó khăn trong công tác xây dựng và thực hiện
quy hoạch vùng sản xuất lâm nghiệp, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường sinh
thái…”, Ban Kinh tế Trung ương nhận định.
Xử
lý triệt để 344.559ha rừng và đất rừng đang sản xuất nông nghiệp
Cũng theo Ban Kinh tế
Trung ương, tình trạng sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp Tây Nguyên đã diễn
ra với quy mô lớn, kéo dài nhiều năm, liên quan đến việc thực thi, chấp hành
pháp luật về đất đai, hộ tịch, hộ khẩu, gây bức xúc xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây
là cần phải có giải pháp vừa cấp bách vừa lâu dài để sớm ổn định đời sống của
người dân sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp, đồng thời khôi phục và phát
triển độ che phủ rừng, bảo vệ bền vững môi trường rừng của khu vực Tây Nguyên.
Theo đó, mục tiêu trước mắt
đến năm 2025 phải xử lý triệt để 344.559ha rừng và đất lâm nghiệp đang sản xuất
nông nghiệp theo hướng canh tác nông lâm kết hợp bền vững. Trong đó xây dựng và
tổ chức thực hiện theo quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp thuộc từng loại đất rừng
đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Đồng thời tổ chức giải tỏa, thu hồi diện
tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm kể từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 1685/CT-TTG, ngày 27/9/2011 về “Tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện
pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.
Qua đó tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm minh các tổ chức, các nhân để xảy ra
tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp trên lâm
phần được giao quản lý sử dụng.
Phó Ban Thường trực Ban
Kinh tế Trung ương, ông Cao Đức Phát nhấn mạnh thêm về nhiệm vụ khôi phục rừng
cấp bách và lâu dài đối với 5 tỉnh Tây Nguyên trong 5 năm, 10 năm tới là: “Xác
định rõ trách nhiệm quản lý đất lâm nghiệp, bảo vệ rừng cho các cấp ủy, chính
quyền cấp huyện, cấp xã. Chỉ đạo khắc phục tình trạng tranh chấp đất lâm nghiệp
lấn chiếm giữa người người dân với chủ rừng, chủ đầu tư dự án, không để xảy ra
“điểm nóng” khiếu kiện đông người. Tập trung chuyển đổi một số diện tích đất
lâm nghiệp không còn rừng để bố trí, sắp xếp dân di cư tự do ổn định đời sống,
yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình...”
tháng 8/2020
Bài
2, Nhận diện dân di cư tự do