Huyện Lâm Hà đang “khởi động” trồng mới
5.000 ha rừng trên đất lâm nghiệp bị lấn chiếm thuộc 12 xã, thị trấn, phấn đấu đến
năm 2020 sẽ nâng độ che phủ rừng trên toàn địa bàn đạt tỷ lệ hơn 33%.
Lần đầu tiên, từng hộ nông dân xã Tà
Nung, Đà Lạt nuôi dúi (con nu) trong chuồng nhà đã nhân đàn sinh sản. Đây là
giống vật nuôi đang có giá trị thực phẩm khá cao trên thương trường, nhưng vẫn
chưa hết rủi ro với điều kiện sinh thái mới, nên người nông dân rất cần nhiều hơn
nữa những giải pháp hỗ trợ kỹ thuật đồng bộ, kịp thời, nhằm tránh những thiệt
hại bất ngờ vẫn thường hay xảy ra.
HTXNông nghiệpAn Phú, Đức Trọng đang xây dựng và phát
triển các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau xanh với nhiều đối
tác trong và ngoài nước, nhằm hướng đến ổn định khoản lãi từ 500 – 600 triệu
đồng/ha/năm.
Từ nay đến cuối năm 2016, Công ty TNHH Agriteck Nhật
Bản sẽ hoàn thành việc kiến thiết cơ bản để triển khai sản xuất 09 ha các loại
nông sản cao cấp của Nhật Bản, trong đó có 4ha trồng giống dưa lưới tại thôn
Cầu Sắt, xã Tu Tra, Đơn Dương.
Liên tục trong 8 năm qua, nông dân xã Pró,
Đơn Dương đã chuyển đổi diện tích cây lúa sang trồng cây củ năng lên đến 125ha.
Thu nhập tăng lên vượt trội, nhưng người nông dân vẫn đang rất cần những mô
hình liên kết thành chuỗi sản xuất và tiêu thụ ổn định, lâu dài.
Dịp 8/3 năm nay, hoa hồng có thêm một thời điểm được giá, anh K’Long Cha và vợ ở buôn Măng Lin, phường 7 (Đà Lạt) vui hơn: “Mỗi ngày ra 4 sào vườn cắt hoa hồng bán cho đại lý đầu mối khoảng 2.500 cành, thu cũng trên dưới 10 triệu đồng. Mừng lắm vì đang dành một khoản tiền kha khá để sang năm lo cho đứa con gái út vào đại học…”.
Huyện Đam Rông phấn đấu đạt giá trị sản xuất nông
nghiệp trên 1ha đến năm 2015 từ 70- 80 triệu đồng, tăng lên 120 triệu đồng vào
năm 2020. Để hoàn thành chỉ tiêu này, huyện Đam Rông đang tích cực chuyển đổi
những diện tích cây trồng già cỗi, tăng cường thâm canh giống mới, ứng dụng
công nghệ cao, bố trí lại cây trồng phù hợp.
Viện Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Khoa học Tây
Nguyên và Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt đã phối hợp triển khai 5 cải tiến công
nghệ cấy chuyển phôi bò sữa cao sản tại Lâm Đồng, đạt những kết quả khả quan. Thứ
nhất, rút ngắn khoảng thời gian rụng trứng, tạo ra các phôi bò sữa ở cùng một
mức độ phát triển, sau đó để đông lạnh hoặc cấy tươi cho bò nhận phôi.
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng,
trong 6 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn, đứng đầu
sản lượng hàng năm là HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, Đà Lạt với 18
ngàn tấn, canh tác hơn 73 ha được cấp Chứng nhận VietGAP.
Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng ( Viện Khoa học công
nghệ Việt Nam) đã tiến hành khảo nghiệm phương pháp bón phân nhả chậm trên các
cây cà phê, chè, bắp ở Bảo Lộc ( Lâm Đồng) và Đắk Glong ( Đắk Nông), đạt những
kết quả khả quan.
Từ đầu năm đến nay, với tổng nguồn vốn 10 tỷ đồng theo
kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào thiểu số tại thôn Đưng K’Si, xã Đạ
Chais, huyện Lạc Dương đã tiến hành san gạt mặt bằng, xây dựng nhà sinh hoạt
cộng đồng, 50 hộ dân được hỗ trợ kinh phí làm nhà ở và được tiếp tục giao đất ở.
Từ đầu năm 2014 đến nay, “Hải gà tây” Đà
Lạt chính thức chuyển giao, tư vấn miễn phí cho người nông dân về quy trình ấp
nở, thả nuôi gà tây thích nghi với môi trường, khí hậu của Đà Lạt và các vùng
phụ cận, góp phần nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.
Kết quả điều
tra xã hội học của Sở Tư pháp Lâm Đồng cho thấy: Để nâng cao hiệu quả bảo vệ và
phát triển rừng, các cấp, ngành chức năng không chỉ áp dụng biện pháp xử lý
nghiêm minh những hành vi vi phạm, mà cần phải đa dạng hóa hình thức tuyên
truyền trên những địa bàn trọng tâm, trọng điểm, gắn với việc phát huy vai trò
giám sát, phát hiện của nhân dân.
Mùa
mưa năm 2013, Lâm Đồng xảy ra 28 trận lũ và nhiều đợt sấm sét, làm 3 người chết
và thiệt hại nhiều tài sản. Từ đầu năm 2014 đến nay, nhiều trận mưa đá lớn, lốc
xoáy xuất hiện trên địa bàn Lâm Đồng, khiến nhiều diện tích hoa màu, nhà cửa bị
hư hỏng nghiêm trọng.
Chính thức triển khai từ tháng 5/2013
đến nay, Lâm Đồng đang dẫn đầu Tây Nguyên với
hơn 1.830 hộ gia đình đã vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi hơn 140 tỷ đồng,
thực hiện việc tái canh, trồng mới cà phê trên tổng diện tích khoảng 8.650ha.