VĂN VIỆT
Trong 3 năm vừa qua, các cây trồng, vật nuôi chủ lực trong toàn tỉnh tiếp tục cơ cấu lại theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, diện tích đất sản xuất kém hiệu quả (dưới 50 triệu đồng/ha) giảm từ 16,5% xuống còn 10,8%. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt tăng bình quân từ 10% mỗi năm, đạt 245 triệu đồng/ha vào cuối năm 2023.
Giảm 20.373 ha diện tích cây
trồng kém hiệu quả
Thổng kê tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh cả năm 2023 đạt 404.001 ha, bao gồm cây lâu năm hơn 277.415,5ha,
cây hàng năm 126.585 ha. Trong đó đã chuyển
đổi, cải tạo 20.674 ha, góp phần giảm tỷ lệ xuống 10,8% diện tích
canh tác có giá trị dưới 50 triệu đồng, tương ứng khoảng 35.458
ha. So với năm 2020, diện tích kém
hiệu quả này tiếp tục giảm 20.373
ha. Tính chung năm 2023, giá trị sản xuất bình
quân 245 triệu đồng/ha/năm, tăng 3,3% so với năm 2022. Toàn tỉnh có 66.873 ha sản
xuất nông nghiệp công nghệ cao, chiếm 20,4% diện tích canh tác. Cụ thể diện tích công nghệ cao đối với các loại
cây rau (25.978 ha); cà phê (20.400 ha); cây ăn quả (7.367 ha); lúa chất lượng cao (5.045
ha); chè (3.559 ha); hoa (3.161 ha) và cây trồng khác (595 ha).
Đáng kể toàn tỉnh phát triển 630 ha ứng dụng công nghệ thông minh, công nghệ số; công nhận 9 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 14 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Tổng cộng khoảng 100.000 ha cây trồng được cấp chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn VietGAHP, UTZ, 4C… Trong đó, có khoảng 1.600 ha sản xuất được cấp giấy chứng nhận hữu cơ, tăng 255 ha so với năm 2020.
“Chăn nuôi, thủy sản trong toàn
tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng nâng cao chất
lượng con giống và sản phẩm. Vật nuôi chủ lực
của tỉnh gồm bò sữa, bò thịt cao sản, heo, gia cầm, tằm; tăng tỷ trọng trang trại
chăn nuôi quy mô lớn theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ, bảo vệ môi trường sinh thái. Các
chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm sữa tươi, heo, gà thịt, gà trứng
được hình thành và hoạt động hiệu quả. Ngành dâu tằm tơ phục hồi, giá kén
đang tăng trở lại ở mức cao, người nông dân có xu hướng chuyển đổi một số diện
tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu, nuôi tằm..”, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng
đánh giá.
Theo đó tính đến hết năm 2023, tổng đàn gia súc toàn tỉnh 566.828 con, đàn gia cầm hơn 10,7 triệu con, tăng lần lượt 7,7% và 4,8% so với năm 2020. Tương ứng tổng sản phẩm thịt hơi các loại khoảng 107.134 tấn; trứng gia cầm hơn 331 triệu quả; sữa tươi 109.706 tấn, tăng 15%, tăng hơn 2,3% và 10,8%. Riêng sản phẩm mật ong ổn định thu hoạch hơn 1.510 tấn. Toàn tỉnh có 57 xã không tái phát ổ dịch tả lợn châu Phi; 46 xã không tái phát ổ dịch lở mồm long móng. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin các loại hàng năm đều đạt trên 80% tổng đàn diện tiêm. Có 25 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận an toàn dịch bệnh…
Công nhận 11 vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Phát
huy kết quả trong 3 năm qua, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2025, tăng các tỷ lệ chuyển đổi vật nuôi, cây trồng so với năm 2020 như: 14,9% (đàn gia súc); 12,4% (đàn gia cầm); 39% (diện
tích trồng dâu), 23% (sản lượng kén). Ngoài ra nghề nuôi cá nước
lạnh đến năm 2025, toàn tỉnh đạt mục tiêu khoảng 55,5 ha, sản
lượng 1.800 tấn, tăng 63% so với năm 2020. Đồng thời phát triển 31 chuỗi liên kết
chăn nuôi gia súc, gia cầm, quy mô tổng đàn khoảng 1,3 triệu con, tăng 7 chuỗi so với năm 2020, sản
lượng hơn 200.000 tấn. Tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi chiếm khoảng 15 % trong cơ cấu nội bộ
ngành nông nghiệp của tỉnh.
Riêng lĩnh vưc trồng trọt đến năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu đạt 75.000
ha sản xuất công nghệ cao, tăng 14.774 ha so với năm 2020. Trong đó hơn 1.000 ha ứng dụng công nghệ
thông minh, hình thành và công nhận 11 vùng sản xuất và 16 doanh nghiệp nông
nghiệp công nghệ cao. Việc ứng dụng công nghệ IoT giúp người sản xuất giảm
10-20% lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; giảm 30-50 % lượng nước tưới và
nhân công lao động; tăng lợi nhuận từ 15-20% so với sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao.
Giải pháp để đạt các mục tiêu nói trên, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng tái cơ cấu chăn nuôi theo hướng phát triển đàn bò sữa, bò thịt chất lượng cao, đàn heo hướng nạc, nuôi cá nước lạnh; tăng cường kiểm soát giết mổ, đảm bảo an toàn vệ sinh phòng dịch.
Về tái cơ cấu cây trồng, toàn tỉnh mở rộng diện tích ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh trong canh tác rau, hoa tại các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm. Đồng thời đầu tư phát triển vùng lúa đặc sản tại các huyện phía Nam của tỉnh; thâm canh, tăng năng suất các giống đã qua khảo nghiệm đạt kết quả; chuyển đổi diện tích đất lúa một vụ sang trồng bắp. Với cây công nghiệp dài ngày, toàn tỉnh tái canh cây cà phê, đầu tư thâm canh, xen canh hợp lý trên cây chè, dâu, cây ăn quả; hình thành nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu trên địa bàn./.
THÁNG 4/2024