VĂN VIỆT
Chiến lược đến năm 2030, huyện Đam Rông chuyển đổi giống vật nuôi đạt năng suất, chất lượng cao, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn trên địa bàn.
Trong đó chăn nuôi các giống heo
cao sản tuần hoàn với các giống heo bản địa, heo lai, ưu tiên các xã tiềm năng Đạ
R’Sal, Phi Liêng, Rô Men, Đạ Tông.
Đồng thời huyện Đam Rông tập
trung cải tạo đàn bò cái địa phương theo hướng Zêbu hóa, lai tạo các giống bò
cao sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Huyện Đam Rông còn phát triển chăn
nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ tập trung tại các xã Đạ R’Sal,
Liêng Srônh, Phi Liêng, chú trọng nhân đàn các giống gà lai thịt lông trắng, gà
lông màu, gà chuyên trứng… có năng suất, chất lượng cao gắn với thị trường tiêu
thụ..
Ngoài ra huyện Đam Rông tiếp tục
thu hút đầu tư vùng nguyên liệu thô xanh, chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu
quả sang trồng cỏ, bắp và tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp chế biến thức ăn
gia súc để giảm chi phí sản xuất.
Đươc biết toàn huyện Đam Rông đến nay có hơn 14.280 con gia súc, gần 147.000 con gia cầm. Trong đó so với cùng kỳ, đàn
heo, đàn bò, đàn trâu tăng lần lượt 45,7%, 28,7% và 2,9%. Đối với diện tích đất sản xuất thức ăn
chăn nuôi ven sông, suối khoảng 25 ha, phân bổ tại các xã Đạ Long, Đạ Tông và Đạ
M’Rông có số lượng đàn trâu, bò chiếm gần 80% tổng đàn.
Tuy
nhiên với quy mô nông hộ nhỏ lẻ, việc lồng ghép các nguồn vốn xây dựng và nhân
rộng các mô hình chăn nuôi còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của địa
phương. Bởi vậy UBND huyện Đam Rông đã vận động nông dân phát triển diện tích
trồng cỏ chăn nuôi, thay đổi tập quán từ chăn thả sang chăn nuôi tập trung, hình
thành quy mô trang trại, phát triển đại gia súc trên địa bàn trong thời gian tới.
tháng 2/2024