VĂN VIỆT
Mục tiêu đến năm 2025, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng xây dựng ít nhất 5 mô hình hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) gắn với vùng sản xuất cây trồng chủ lực, doanh thu mỗi đơn vị đạt 5 tỷ đồng mỗi năm trở lên.
Qua đó toàn tỉnh nâng tổng số 480 HTXNN,
trong đó tỷ lệ trên 60% đơn vị đạt loại khá, tốt trở lên. Cụ thể 116 HTXNN thực hành nông nghiệp tốt, kinh
tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Mỗi năm mỗi huyện, thành phố trong tỉnh thành lập mới tối thiểu
2 HTXNN; vận động 40-45% tổng số hộ sản xuất nông, lâm nghiệp tham
gia thành viên. Phấn đấu tăng tỷ lệ ít nhất 10% giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích sản
xuất nông nghiệp, 20% doanh thu; khoảng 30% HTXNN liên kết với doanh nghiệp
tiêu thụ sản phẩm.
Để khuyến khích doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác
hợp tác, liên kết đầu tư, chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm phát triển HTXNN trong
toàn tỉnh cần có cơ chế ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu, cung ứng vật tư
đầu vào, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; áp dụng quy trình sản xuất theo
tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại; có
chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho cán
bộ quản lý, thành viên và người lao động.
Đồng thời tiếp tục đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh,
nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của HTXNN. Theo đó tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân
lực dưới nhiều hình thức cho HTXNN; hỗ trợ HTXNN chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp
số, nông nghiệp tuần hoàn; xây dựng và nhân rộng mô hình HTXNN
điểm.
Ngoài ra tăng cường vận động thành viên HTXNN góp vốn và nâng
mức vốn góp; phát triển thành viên mới; nâng cao khả năng huy động và tiếp cận
nguồn lực; tạo điều kiện HTXNN tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn.
tháng 11/2023