Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2022

Đơn Dương với mô hình kiểu mẫu về nông nghiệp thông minh

VĂN VIỆT

Giai đoạn năm 2019 - 2021 triển khai Đề án thí điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh, huyện Đơn Dương với những kết quả quan trọng để tiếp tục phát huy trong giai đoạn m 2022 - 2025.

Huy động gần 14.332,3 tỷ đồng tổng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

Theo đánh giá của UBND huyện Đơn Dương, với nhiều tiềm năng và lợi thế về thời tiết, khí hậu, tài nguyên đất, nước..,đã được tận dụng khai thác phù hợp trong nhiều năm qua, huyện Đơn Dương đã hình thành và phát triển các vùng tập trung chuyên canh rau và chăn nuôi bò sữa lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng. Toàn huyện Đơn Dương có 2 vùng sản xuất rau thuộc xã Lạc Xuân, xã Lạc Lâm và 1 vùng chăn nuôi bò sữa tại địa bàn 2 xã Tu Tra và Đạ Ròn đã được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ những điều kiện thuận lợi này, huyện Đơn Dương đã huy động và triển khai hỗ trợ các nguồn vốn kịp thời cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh.

Thống kê giai đoạn 2019 – 2021, toàn huyện Đơn Dương đã huy động gần 14.332,3 tỷ đồng nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh trên địa bàn. Trong đó bao gồm: Vốn trực tiếp Chương trình Nông thôn mới (hơn 108,4 tỷ đồng); ngân sách Trung ương (hơn 53,4 tỷ đồng); ngân sách địa phương (hơn 55 tỷ đồng); vốn lồng ghép các Chương trình, Dự án (hơn 788,5 tỷ đồng); vốn tín dụng thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân (hơn 13.372,5 tỷ); vốn dân đóng góp (gần  62,8 tỷ đồng).

Ghi nhận đầu tư phát triển  nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh trong 3 năm 2019 – 2021, huyện Đơn Dương đã thực hiện hơn 17,6 tỷ đồng, người dân đối ứng hơn 26,2 tỷ đầu tư  lắp đặt và vận hành các hệ thống thiết bị sản xuất tự động gồm: 90 hệ thống tưới thông minh; 46 hệ thống tưới châm phân tự động; 2 hệ thống trồng rau thủy canh; 32 máy trộn thức ăn; 54 máy vắt sữa đôi; 7 trạm quan trắc thời tiết; 2 hệ thống quản lý vi khí hậu IoT trong nhà kính, nhà màng; 6 hệ thống trung hòa nước tưới; phân tích 200 mẫu đất, 100 mẫu nước; cấp 40 giấy chứng nhận VietGAP; xây dựng 12 kho lạnh, 2 nhà xưởng; 13 hệ thống máy sấy rau, củ, quả sau thu hoạch …

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm nâng cấp tương đối đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ và kết nối giao thương sản phẩm nông nghiệp nội vùng, liên vùng. Trong đó huyện Đơn Dương đã đặc biệt chú trọng tổ chức sản xuất theo hình thức trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác…liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ngày càng hiệu quả và nhân rộng trên địa bàn... Trong 3 năm vừa qua, huyện Đơn Dương thành lập mới 12 Hợp tác xã nông nghiệp, nâng tổng số 28 hợp tác xã, 19 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời đã triển khai hỗ trợ 11 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng tổng số chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm toàn huyện lên 36 chuỗi với các mặt hàng rau, củ, quả, trái cây, củ năng, sữa tươi, cà phê, cây dược liệu… Đến nay toàn huyện Đơn Dương đạt tỷ lệ 100% hộ chăn nuôi bò sữa được ký kết hợp đồng tiêu thụ sữa tươi nguyên liệu ổn định; 30% sn lượng nông sản tiêu thụ thông qua liên kết hợp đồng…

95% diện tích nông nghiệp g công nghệ cao theo hướng thông minh

Mục tiêu đến năm 2025, Đơn Dương phấn đấu được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh. Cụ thể  100% số xã  được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Toàn huyện Đơn Dương có 95% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi bò sữa  được ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh. Trong đó ít nhất 10 mô hình doanh nghiệp, trang trại sản xuất nông nghiệp theo hướng thông minh, đạt giá trị thu nhập bình quân từ 240 - 250 triệu đồng/ha. Thu nhập bình quân  đạt 120 triệu đồng/người/năm.

 Giải pháp trước hết trong giai đoạn 2022- 2025 của huyện nông thôn mới kiểu mẫu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh của huyện Đơn Dương tiếp tục nâng cao năng lực dự báo và quản lý sản xuất theo kế hoạch; thực hiện quy trình canh tác về cải tạo đất, luân canh, chuyển đổi cây trồng, phòng chống dịch hại; kiểm soát chặt chẽ chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng năng suất cây trồng, giảm tổn thất sau thu hoạch. Đồng thời thực hiện hiệu quả chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; tăng cường chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học sản xuất các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao.

Giải pháp tiếp theo của huyện Đơn Dương là “ vận động hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng, hình thành các chuỗi giá trị gắn sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.  Ngoài ra còn đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại;  xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý đối với các loại sản phẩm đặc trưng; quảng bá các sản phẩm nông sản được sử dụng độc quyền  nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”…/.

tháng 4/2022