VĂN VIỆT
Theo khảo sát mới đây, trên địa bàn Lâm Đồng xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân người đồng bào dân tộc thiểu số đạt mức thu nhập hàng năm trên dưới 1 tỷ đồng trong vòng 5 năm qua.
Tiêu biểu quy mô sản xuất
cà phê, rau, màu, cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản đạt thu nhập
1 tỷ đồng/năm trên địa bàn huyện Đơn Dương với các hộ Ya Loan ở xã Ka Đô (10ha),
Ya Uông ở xã Tu Tra (9ha), K’Úc ở xã Đạ Ròn (16 con bò sữa). Huyện Lâm Hà có hộ
ông Ha Kai ở xã Tân Thanh (8ha). Ngoài ra nhiều hộ dân tộc thiểu số ở các huyện
Bảo Lâm, Đức Trọng, Lạc Dương, Đà Lạt trở thành tỷ phú từ sản xuất đa cây như:
cà phê cao sản, bơ, cam ghép, chuối Laba; chăn nuôi đa con gồm: cá rô phi đơn
tính, vịt xiêm, heo đen thả rông, gà thả vườn, bò vàng sinh sản…Mỗi hộ dân tộc
thiểu số tỷ phú đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 20- 20 lao động ở địa
phương.
Những giải pháp chính
sách phát triển toàn diện vùng sâu, vùng xa nói chung, khuyến khích đầu tư phát
triển và nhân rộng mô hình làm giàu từ trồng trọt, chăn nuôi của hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nói riêng luôn được các cấp, ngành chức năng ở Lâm Đồng chú trọng
triển khai. Thống kê trong 5 năm qua, toàn tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện trên
1.000 tỷ đồng nguồn vốn các chương trình, đề án đầu tư hơn 450 công trình giao
thông nông thôn, thủy lợi; xây dựng 20 điểm định canh đinh cư tập trung và xen
ghép; mỗi năm trợ giá các loại cây giống chất lượng cao chuyển đổi trồng cho
hàng trăm hecta; đào tạo nghề cho hơn 20.260 lao động; giải ngân gần 24 tỷ đồng
nguồn vốn tín dụng cho vay cho 4.200 lượt hộ…
Tiếp tục triển khai những
giải pháp chính sách đồng bộ, thiết thực và hiệu quả, vùng đồng bào thiểu số
Lâm Đồng hy vọng sẽ gia tăng đáng kể hơn nữa số lượng hộ gia đình tỷ phú trồng
trọt, chăn nuôi trên địa bàn thôn, xã trong thời gian tới…
THÁNG 11/2020