VĂN VIỆT
Bước vào vụ mùa cà phê năm nay, hộ gia đình ông Trịnh Tấn Vinh ở xã Đinh Lạc, huyện Di Linh tiếp tục thu hái cẩn thận từng chùm trái cà phê đúng tầm chín trên cành, nhằm tránh ảnh hưởng đến từng chùm trái xanh non còn lại.
Theo đó, với tổng diện
tích 1ha canh tác theo quy trình hữu cơ, dự kiến ông Vinh thu hái lần lượt trái
chín đến hết tháng 1/2021 mới xong tổng sản lượng khoảng hơn 3,5 tấn nhân, tăng
gần 20% so với năm ngoái.
“Hộ gia đình chúng tôi gắn
sản xuất với chế biến tại chỗ các sản phẩm cà phê bột robusta mật ong và
robusta mộc thương hiệu Thuần Trịnh lâu nay tiêu thụ ở nhiều thị trường trong
và ngoài nước. Trong vụ mùa với ừng trái cà phê chín đỏ được chọn thu hái bằng
tay khoảng 8 đợt , mỗi đợt cách nhau 3 ngày và kéo dài một tuần lễ, đảm bảo độ
tươi nguyên trước khi đưa vào sơ chế, chế biến theo quy trình an toàn thực phẩm…
”, ông Vinh chia sẻ.
Đối chiếu với Tiêu chuẩn
Quốc gia (TCVN 9278: 2012) thì kỹ thuật
thu hái cà phê bằng tay của hộ gia đình ông Trịnh Tấn Vinh, chủ nhân thương hiệu
cà phê Thuần Trịnh ở Di Linh đạt và vượt tỷ lệ lần lượt từ 80% và 90% trở lên đối
với trái chín thu hoạch đưa vào chế biến khô và chế biến ướt.
Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Lâm Đồng khuyến cao trong một vụ mùa cà phê, nông dân cần thu
hoạch nhiều lần cho đến khi hết trái chín. Tuyệt đối không được tuốt cành, vặn
cành, làm gãy khi thu hoạch. Toàn bộ cà phê trái chín thu hoạch mỗi ngày phải chuyển
về ngay nơi sơ chế, chế biến ướt và khô trong vòng 12 giờ 24 giờ. Quá thời gian
này cần bảo quản trên nền gạch hoặc xi măng thoáng mát, khô ráo, trải đều với độ
dày không quá 40cm. Sản phẩm sau khi sơ chế, chế biến ướt hoặc khô phải đạt ẩm
độ 12-13% và cất giữ trong những chiếc bao chuyên dùng…
Việc thu hái cà phê chín đúng tầm, đúng kỹ thuật không ngoài mục đích góp phần góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và uy tín của thương hiệu cà phê Lầm Đồng.
tháng 11/2020