VĂN VIỆT
Sản xuất dược liệu ở Lâm Đồng chia thành 3 vùng (độ cao dưới 500m, dưới 1.000 m và trên 1.000 m so với mực nước biển), mỗi vùng phát triển phù hợp cho nhiều loài khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng sản phẩm thu hoạch và chế biến, trong đó gồm nhiều nhiều loại cây dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao…
Tổng diện tích và tổng sản lượng
dược liệu đều tăng
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, ước cả
năm 2020, tổng diện tích sản xuất các loài cây dược liệu toàn tỉnh Lâm Đồng gần
367 ha, đạt tổng sản lượng 10.842 tấn.
Trong đó bao gồm đa dạng các diện tích actiso (179 ha); đương quy (48
ha); diệp hạ châu (28 ha); đảng sâm (3ha); nấm linh chi (4 ha); nấm đông trùng
hạ thảo (1 ha); gừng, nghệ, xã, nhân trần, tam thất, sa nhân, chè dây, thổ phục
linh …(101ha). Ước tổng giá trị sản xuất dược liệu đạt hơn 247,5tỷ đồng.
So sánh với 3 năm trước, tổng diện tích và tổng sản lượng
dược liệu tăng lần lượt 74ha và gần 2.700 tấn. Những loài cây dược liệu tăng
diện tích trong 3 năm qua như: atiso ( 33ha), đương quy (10ha), diệp hạ châu (
36ha), dược liệu khác (31ha)…Trong đóng đáng kể ở Hợp tác xã Dược liệu Như Ý
tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương với mô hình liên kết 35 hộ trồng thuần 25ha diện
tích cây đương quy VietGAP ở các vùng nông nghiệp phía Bắc tỉnh Lâm Đồng (độ
cao từ 1.000m trở lên so với mặt biển), sản lượng đạt 350-400 tấn tươi/năm,
mang lại lợi nhuận trung bình 400-500 triệu đồng/ha/năm. Riêng mô hình trồng
cây đương quy xen canh với cà phê ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (dưới 3 năm
tuổi) tại xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng
thực hiện năm 2019, quy mô sản xuất
2ha/7hộ. Kết quả sau 14 tháng trồng, thu được lợi nhuận ban đầu 200 triệu
đồng/ha.
Ở vùng nông nghiệp Đà Lạt độ cao hơn 1.500m, với cây atiso mô
hình liên kết 15 hộ sản xuất 10 ha của Tổ Hợp tác atiso Phường 12 đạt chứng
nhận thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức
Y tế thế giới (GACP-WHO) từ năm 2017 đến nay, thu lợi nhuận 550-580 triệu
đồng/ha/năm. Hoặc mô hình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo của Công ty TNHH Hana
Đà Lạt với diện tích sản xuất 2.000m2, nguồn giống được nhập từ Hàn
Quốc, công nghệ sản xuất bằng phương pháp nuôi trồng vô trùng tuyệt đối với
nhiệt độ ổn định từ 18-200C, độ ẩm 70-85%, ký sinh trên thân chủ
nhộng tằm, đạt năng suất thu bình quân từ 1.500-1.800 kg nấm tươi/năm. Công ty
áp dụng công nghệ công nghệ sấy thăng hoa, máy nghiền bột, máy đóng gói..., thu
lợi nhuận trung bình 400-500 triệu đồng/năm.
Phát triển 730ha đa dạng cây dược
liệu VietGAP
Đáng kể thêm ở địa bàn huyện Cát Tiên (độ cao dưới 500m so
với mặt biển), mô hình sản xuất cây diệp hạ châu tại xã Tư Nghĩa và xã Mỹ Lâm
(1,5-2ha/hộ), sau 2 tháng trồng, thu được năng suất từ 2,5-3 tấn/ha. Kết quả
phân tích hàm lượng dược chất trong cây diệp hạ châu ở vùng đất huyện Cát Tiên
với tỷ lệ rất cao, lợi nhuận mang về cho nông dân sản xuất trung bình từ
200-230 triệu đồng/ha/năm…
Mục tiêu gắn với công tác chuyển đổi giống cây trồng đến năm
2025, Lâm Đồng tiếp tục xây dựng vùng chuyên canh dược liệu tập trung trên đất
nông nghiệp, phù hợp lợi thế của từng vùng sinh thái với tổng diện tích gần
730ha, đạt sản lượng hơn 26.256tấn. So sánh với năm 2020 tăng 353ha diện tích
và 15.414 tấn sản lượng. Việc mở rộng diện tích dược liệu phải đáp ứng nhu cầu
chế biến gắn với thị trường tiêu thụ. Trong đó quy trình chế biến dược liệu Lâm
Đồng phải tuân thủ quy trình thực hành tốt trồng trọt, sản phẩm chế biến tuyệt
đối an toàn theo các tiêu chuẩn như VietGAP, GACP-WHO; Organic; HACCP…
Cụ thể diện tích và sản lượng các loại cây dược liệu tập
trung phát triển trong 5 năm tới gồm: cây atiso 267,5ha tại thành phố Đà Lạt và
các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Đam Rông, Lâm Hà (hơn 22.522tấn/năm).
Cây đương quy 122,8ha tại các huyện Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di
Linh (gần 2.233tấn/năm). Cây diệp hạ châu 31,3ha tại huyện Cát Tiên (đạt 329,5
tấn/năm). Cây trà hoa vàng 32ha tại Đà Lạt, Lâm Hà, Di Linh, Đạ Huoai, Cát Tiên
(30 tấn/năm). Cây đảng sâm 16ha tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đam Rông (264,7 tấn/năm).
Cây nấm dược liệu 7,2 ha (linh chi, đông trùng hạ thảo…) thuộc các địa bàn
thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, các huyện Đức Trọng, Lạc Dương (đạt 48,28
tấn/năm). Ngoài ra còn phát triển các loại cây dược liệu khác 253,2 ha, chủ yếu
phân bổ dưới tán rừng thuộc nhiều huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng như: sâm bố
chính, sâm đại hành, thổ phục linh, trà dây, xạ đen, lan gấm, sâm panax sp., hà
thủ ô đỏ ..., đạt sản lượng thu hoạch mỗi năm gần 830 tấn…
Để đạt mục tiêu phát triển đa dạng và nâng cao hiêu quả kinh tế từ vùng nguyên liệu dược liệu trong 5 năm tới, giải pháp quản lý nhà nước tiếp tục được tăng cường giám sát chặt chẽ các dự án trồng dược liệu dưới tán rừng, đảm bảo gắn bảo tồn với khai thác bền vững. Những nguồn giống dược liệu quý hiếm, đặc hữu sản xuất tại địa phương cần sớm khảo sát, cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, khuyến cáo nông dân lựa chọn sử dụng phù hợp với quy mô và diện tích canh tác.
Đặc biệt về cơ chế chính sách, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Lâm Đồng đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
mới các mức hỗ trợ dự án phát triển nấm dược liệu, lan gấm, các loại sâm quý..với
quy mô dưới 2ha/trang trại. Riêng những dự án trồng quy mô từ 5 ha trở lên cần
điều chỉnh mức hỗ trợ mỗi hecta từ 15 triệu đồng tăng lên 30 triệu đồng xây
dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng nguồn giống chất lượng cao…để khuyến khích hơn nữa
doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư mở rộng liên kết sản xuất, tiêu thụ
theo hợp đồng, nâng cao giá trị sản phẩm cây dược liệu đa dạng đặc trưng vùng
đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng./.
THÁNG 9/2020