VĂN VIỆT
Phát
huy những kết quả và đúc kết những bài học kinh nghiệm trong giai đoạn 5 năm
vừa qua, ngành nông nghiệp Lâm Đồng tiếp tục triển khai những nhóm giải pháp
mới đẩy mạnh tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển nông
nghiệp toàn diện, hiện đại và bền vững.
Nhìn lại trong 5 năm qua, ngành nông
nghiệp Lâm Đồng đã đạt những thành tựu nổi bật về phát triển nông nghiệp toàn
diện, hiện đại và bền vững trên địa bàn. Với 300.000ha sả xuất nông nghiệp ổn
định, toàn tỉnh Lâm Đồng chuyển đổi hoàn thành 10.000hà cây ăn quả, 5.000ha
rau, hoa và tái canh 45.000ha cà phê. Trong đó diện tích nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao đang phát triển 60.200ha, tăng 40% so với 5 năm trước đó, đồng
thời chiếm 40% giá trị sản xuất toàn ngành. Đã có 7 vùng sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao với tổng diện tích 1.300ha. Và 3.023 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ
hợp tác, trang trại hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp. Đáng kể với 165 chuỗi
liên kết, tiêu thụ ổn định hàng năm khoảng 850.000 tấn nông sản các loại, thu
hút gần 16.600 nông hộ tham gia. Sản xuất rau được cấp chứng nhận tiêu chuẩn
GAP trên 1.300ha; cà phê bền vững khoảng 80.000ha; hình thành 19 nhãn hiệu,
chứng nhận địa lý. “Việc tăng cường hợp tác với JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản) thực hiện dự án phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành đã tạo nên thương hiệu Đà Lạt- Kết tinh kỳ
diệu từ đất lành trên một số nông sản chủ lực của tỉnh Lâm Đồng. Qua đó nhân
rộng các Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng, trung tâm giao dịch hoa, trung tâm sau
thu hoạch, khu công nghiệp nông nghiệp…., nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng
các điều kiện an toàn thực phẩm trên thế giới…”, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Lâm Đồng nhận định.
Tuy nhiên- cũng theo Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, bên cạnh thành tựu nói trên, sản xuất nông
nghiệp Lâm Đồng vẫn phát triển chưa thực sự bền vững và toàn diện. Quản lý nhà
nước đối với nông nghiệp, nông thôn còn một số bất cập. Mục tiêu một số chương trình qua lớn so
với nguồn lực hiện có. Tái cơ cấu ngành, phát triển liên kết tiêu thụ nông sản còn
chậm. Một số mô hình sản xuất ở vùng sâu, vùng xa chưa thực sự hiệu quả. Tình
trạng thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nhưng vẫn chưa
có những giải pháp căn bản để phòng chống và ứng phó hiệu quả…
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém
vừa nêu, phấn đấu đạt tăng trưởng từ 4,5- 5% trong 5 năm tới, nhiệm vụ trọng
tâm toàn ngành nông nghiệp Lâm Đồng đẩy mạnh liên kết giá trị, ứng dụng mạnh mẽ
khoa học kỹ thuật để phát triển bền vững, hiện đại. Trên cơ sở các vùng sản
xuất tập trung đối với cây trồng chủ lực, chuyển dần từng bước theo mô hình
nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ để tạo ra nông sản chất lượng cao. Triển
khai hiện đại hóa hệ thống thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển
thêm 3.000 ao, hồ nhỏ, đạt 20- 30% diện tích tưới tiết kiệm. Từng bước giảm
thiểu diện tích nhà kính chưa đạt chuẩn và ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Thay
thế việc sử dụng hóa chất bằng các sản phẩm sinh học, tự nhiên. Khai thác và sử
dụng hiệu quả các thương hiệu nông sản, đặc biệt là thương hiệu “Đà Lạt- Kết
tinh kỳ diệu từ đất lành”, hướng tới thị trường cao cấp trong nước và nước
ngoài. Nâng cao dự báo, lập kế hoạch sản xuất sát với nhu cầu thị trường, phát
triển công nghệ chế biến, bảo quản…
Những giải pháp mới để hoàn thành
các nhiệm vụ trọng tâm vừa nêu, ngành nông nghiệp Lâm Đồng trước tiên tham mưu
cần ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp, nông
thôn, tận dụng thời cơ, lợi thế, từng bước khắc phục những khó khăn, tồn tại
của giai đoạn trước.
Giải pháp tiếp theo là nâng cao năng
lực sáng tạo, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ để duy trì tăng trưởng ổn
định và bền vững cho nông nghiệp, nông thôn. Đây là giải pháp căn bản và lâu
dài, tập trung chuyển giao các loại giống, cây trồng năng suất, chất lượng cao,
có khả năng đề kháng các loại bệnh hại, thích ứng với biến đổi khí hậu…
Các nhóm giải pháp khác để phát
triển nông nghiệp bền vững cũng tiếp tục được quan tâm như: nhân rộng chuỗi
cung ứng thực phẩm an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm thông
qua bao gói, ghi nhãn, dán tem…Thúc đẩy liên kết thông qua các hoạt động tuyên
truyền, quảng bá mô hình…Hỗ trợ khởi nghiệp, đào tạo, thu hút cán bộ trẻ vào
làm việc ở các hợp tác xã nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác liên kết sản xuất, tiêu
thụ nông sản ổn định lâu dài giữ các trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, phấn
đấu mỗi năm tăng ít nhất 10% số chuỗi và 20% diện tích, sản lượng, số hộ nông
dân tham gia, nâng lên 50% tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua chuỗi giá trị toàn tỉnh
Lâm Đồng giai đoạn 5 năm tới./.
THÁNG 6/2020