VĂN VIỆT
Doanh nghiệp Phong
Thúy ở thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng đang mở rộng những cánh đồng rau trăm tỷ
ổn định từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ trên địa bàn Đà Lạt và các
huyện phụ cận, đánh dấu hành trình qua ba thập niên chọn lựa, chuyển đổi quy
trình canh tác các loại rau từ
xen canh đến chuyên canh và xây dựng thành chuỗi giá trị gia tăng trên thương trường...
xen canh đến chuyên canh và xây dựng thành chuỗi giá trị gia tăng trên thương trường...
Chủ
động nguồn giống rau chuyển đổi
Thời điểm chuẩn bị đón lễ 30/4/2019, phóng viên đến Trung tâm
Sau thu hoạch của Công ty TNHH Nông sản Phong Thúy (thị trấn Liên Nghĩa, Đức
Trọng) trong lúc hàng chục công nhân đang làm việc thêm giờ để tăng sản lượng
nông sản sơ chế, chế biến, cung cấp cho nhiều hệ thống siêu thị đặt hàng trong
cả nước. Đây là mô hình Khu Trung tâm Sau thu hoạch được UBND tỉnh Lâm Đồng lựa
chọn làm điểm trên diện tích rộng khoảng 6.000m2, chính thức đi vào
hoạt động từ hơn ba năm về trước. Công suất sơ chế, phân loại các loại rau ở
Trung tâm Sau thu hoạch này với 20- 30 tấn/ ngày bình thường và lên đến 30- 40
tấn/ngày lễ, tết. Toàn bộ nguyên liệu các loại rau đưa về đây đều được sản xuất
theo hình thức phân công, tổ chức sản xuất hợp đồng liên kết giữa Doanh nghiệp
Phong Thúy với hàng chục nông hộ trên từng vùng chuyên canh ở Đức Trọng, Đơn
Dương, Lâm Hà và thành phố Đà Lạt. Và riêng Doanh nghiệp Phong Thúy cũng đã và đang
phát triển vùng chuyên canh hàng chục hecta rau VietGAP các loại rộng lớn ở 2 địa bàn Đức Trọng và Đơn Dương,
thu hoạch và cùng đưa về sơ chế, chế biến cùng với nguyên liệu rau liên kết
trước khi vận chuyển đưa ra thị trường phân phối đến tiêu dùng.
“ Để vận hành dây chuyền Trung tâm Sau thu hoạch hiện nay, Doanh
nghiệp Phong Thúy chúng tôi đã trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển bắt
đầu từ phạm vi sản xuất hộ gia đình ở vùng kinh tế mới thôn K’Nai, xã Phú Hội,
huyện Đức Trọng… ”, anh Nguyễn Hồng
Phong, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Phong Thúy nhớ lại. Đó là đầu năm 90 của
thế kỷ mới, anh Nguyễn Hồng Phong (thế hệ 6X) từ vùng rau Lạc Lâm, huyện Đơn
Dương đến vùng kinh tế mới thôn K’Nai xã Phú Hội, huyện Đức Trọng lập vườn cà
phê trên diện tích 4.000m2 của nhà nước cấp. Nguồn vốn bấy giờ để
dành được 4 chỉ vàng, anh Phong không chỉ thâm canh cây cà phê mà còn trồng xen
canh cây rau ngắn ngày để trang trải chi tiêu gia đình. Đất mới với tinh thần
lao động cần cù và sáng tạo, nông dân Nguyễn Hồng Phong đã dần dần tìm ra quy
trình sản xuất cây rau phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao, được nhiều
nông hộ quanh vùng đến trao đổi, tổng hợp kinh nghiệm nhân rộng canh tác.
Đến
năm 1995, anh Phong nghiên cứu xây dựng 3.000m2 diện tích gieo ươm
hơn 10 giống rau đặc trưng phù hợp với vùng thổ nhưỡng Đơn Dương, Đức Trọng
theo nhu cầu chuyển đổi cây cà phê của nông dân. Thu nhập tăng nhanh, nông dân
Nguyễn Hồng Phong mở rộng diện tích vườn cây giống rau lên 10.000m2
và 20.000m2 diện tích trồng chuyên rau thương phẩm vào năm 2000 tại
vùng nông nghiệp xã Phú Hội, Đức Trọng. Kết quả hàng năm, anh Phong cung cấp 30
triệu cây giống rau cho nông dân trồng xen canh với cây cà phê và chuyên canh
trên những diện tích chuyển đổi mới. Riêng sản lượng rau hàng năm trên 2ha,
nông dân Nguyễn Hồng Phong thu hoạch trên dưới 200 tấn cung cấp cho thị trường
trong và ngoài địa phương.
Xuất
ngoại học nghề trồng rau
Bước sang năm 2006, ngành nông nghiệp Việt Nam chọn anh Nguyễn Hồng
Phong là một trong những nhà nông tiêu biểu ở Lâm Đồng sang nước Úc đào tạo tập
huấn về thực hành nông nghiệp tốt (GAP), sản xuất theo mô hình liên kết Hiệp
hội. Trở về vùng rau Lâm Đồng sau một tháng học nghề canh tác rau an toàn với
quy mô tập trung tại Úc, chủ trang trại Nguyễn Hồng Phong vận dụng tập hợp 6
nông hộ ở vùng các rau Phú Hội, Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng cùng phân công sản
xuất và cùng tìm thị trường tiêu thụ. Đây là mô hình Tổ Hợp tác sản xuất rau an
toàn đầu tiên với 8ha (có 1 ha rau nhà kính) ở huyện Đức Trọng do anh Phong làm
Tổ trưởng. Cứ trước mỗi lứa rau gieo trồng, cả Tổ Hợp tác ngồi lại họp thống
nhất từng tổ viên sản xuất theo từng loại rau khác nhau căn cứ theo diễn biến
thị trường trong tỉnh Lâm Đồng. “Bấy giờ Tổ hợp tác chúng tôi vừa sản xuất vừa
khai thác thị trường tiêu thụ ở các khu chợ rau trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng.
Qua khảo sát và nhận định tương đối phù hợp với thực tế thị trường tiêu thụ,
nên hàng trăm tấn rau an toàn thu hoạch trong năm sau đó đều bán ra nhanh
chóng, tất cả tổ viên đều đạt lợi nhuận khá so với mặt bằng thu nhập trong cùng
thời điểm… ”, anh Phong kể.
Phát triển liên tục nhờ chuyển đổi toàn bộ những diện tích cà
phê kém hiệu quả và mở rộng những diện tích mới chuyên canh cây rau đến năm
2008 gắn với thị trường liên kết, nông dân Nguyễn Hồng Phong đã trở thành chủ
Trang trại Phong Thúy với tổng diện tích trên dưới 15ha sản xuất theo quy trình
an toàn, đạt doanh số 4 tỷ đồng/năm. Thêm một cơ hội nữa khi chủ trang trại
Nguyễn Hồng Phong được tổ chức CIDA của nước Canada mời sang tài trợ tập huấn
20 ngày về các nội dung “xây dựng quy trình, kiểm soát nâng cao chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm, nâng cấp hệ thống sơ chế, bảo quản sau thu hoạch;
chuyển giao công nghệ cao về sản xuất giống và rau thương phẩm…”.
Kết thúc khóa
học, chủ trang trại Nguyễn Hồng Phong đã triển khai các giải pháp canh tác mới
theo quy mô ngày càng mở rộng, hướng gắn kết bền vững lâu dài trên từng vùng
chuyên canh rau khu vực phía Bắc Lâm Đồng…
THÁNG 4/2019
Bài 2- An
toàn hơn vạn tấn rau