VĂN VIỆT
Đánh
giá từ năm 1997 đến nay, bệnh thối rễ, vàng lá xuất hiện ngày càng tăng trên
cây cà phê Lâm Đồng, nhất là trên diện tích cà phê tái canh. Trong đó năm 2014,
bệnh này gây hại hơn 21.000ha (có hơn 4.800ha bị nhiễm mức độ trung bình đến nặng).
Hậu quả cây cà phê sinh trưởng kém, năng suất giảm sút nghiêm trọng.
Sau
3 năm nghiên cứu, Chi cục TT&BVTV Lâm Đồng xác định nhiều nguyên nhân gây bệnh
thối rễ, vàng lá cà phê trên địa bàn. Đó là về nguyên nhân sinh lý cây cà phê
già cỗi, áp dụng các chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý ( bón phân chưa đầy đủ, cân
đối và kịp thời; thiếu một số các nguyên tố trung, vi lượng). Bên cạnh đó, do
thời gian canh tác lâu dài, tạo môi trường trong đất xuất hiện các loại nấm và
tuyến trùng gây hại bộ rễ, dẫn đến vàng lá cà phê.
Qua
thực hiện gần 15 mô hình phòng trừ thối rễ, vàng lá trên diện tích khoảng 30 ha
cà phê ở các vùng trọng điểm Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc đã
mang lại kết quả: sử dụng chế phẩm sinh học Landsaver 30-40 lít/ha phòng trừ
tuyến trùng; bổ sung liều lượng vôi từ 1.000- 1.200kg/ha nâng độ PH cho đất;
phân lập, nhân nuôi và sản xuất thành công chế phẩm sinh học từ nấm
Paecilomyces lilacinus với liều lượng 30kg/ha phòng trừ tuyến trùng ký sinh ở
các giai đoạn sinh trưởng của cà phê; hoặc
sử dụng chế phẩm Ric 10WP cải tạo đất, giúp bộ cà phê phát triển khỏe mạnh hơn…
THÁNG 11/2017