VĂN
VIỆT
Mô
hình “ trồng hoa kim châm kết hợp với trồng dâu nuôi tằm” của nam thanh niên
khuyết tật Đặng Đình Quý ở Đà Lạt đoạt giải Khuyến Khích Cuộc thi Dự án khởi
nghiệp năm 2016 khu vực thành phố Hồ Chí Minh, đã gợi mở một hướng mới về sử
dụng nguồn phân tằm thay thế các nguồn phân bón khác để tái cơ cấu cây trồng
phù hợp với điều kiện đất đai, nguồn vốn đầu tư...của từng hộ gia đình ở vùng
đất Đà Lạt và các huyện lân cận.
Thâm
canh hoa vàng bên dâu xanh
Tiếp chuyện với nam
thanh niên khuyết tật Đặng Đình Quý (sinh năm 1984, bị bệnh bại não từ lúc lên
3 tuổi) vào tháng 10/2016, được biết quy trình trồng dâu nuôi tằm lấy phân bón
diện tích hoa kim châm của ba- mẹ Quý vẫn đang tích cực thâm canh gắn với thị
trường tiêu thụ ở địa phương.
Riêng khoảng 0,5ha diện
tích sản xuất cây dâu tây giống cao sản ở xã vùng xa Tân Thanh, huyện Lâm Hà, những
năm gần đây, ba - mẹ của Quý chú trọng sử dụng các loại phân chuồng hoai mục và
các loại phân hữu cơ khác tạo dinh dưỡng nuôi lá dâu đạt chất lượng thức ăn an
toàn cho con tằm. Bằng hình thức thu hoạch cuốn chiếu từ luống dâu này đến
luống dâu khác, ba - mẹ của Quý luôn cung cấp đầy đủ lượng lá dâu nuôi từng lứa
tằm theo các quy trình kỹ thuật chuyển giao, hướng dẫn từ các cơ quan nông nghiệp
địa phương. Kết quả đạt thu nhập hàng tháng từ 100kg kén trở lên, nhân với giá bán
trung bình 110.000 đồng/kg, thành doanh thu hơn 11 triệu đồng.
Đáng nói cũng trong
vườn nhà ở xã Tân Thanh, bên cạnh cây dâu và con tằm, trong 10 tháng đầu năm
2016, ba - mẹ của Quý còn thu hoạch sản phẩm hoa kim châm, đóng gói gửi xe bus chuyển
ra các chợ huyện Lâm Hà, Đức Trọng bán tươi cho người tiêu dùng, mang về thêm
khoản thu nhập ổn định hàng ngày. Theo hạch toán chi tiết của Quý về hiệu quả
kinh tế của “2 cây” và “1 con” này là: Trên
0,5 ha cây dâu tằm được đầu tư khoảng 5 - 6 triệu
đồng nguồn vốn trồng mới. Sau 6 tháng canh tác không phân bón vô cơ và thuốc
bảo vệ thực vật, cây dâu bước vào thời kỳ thu hái sản lượng lá tươi hàng ngày tương
ứng với quy mô nuôi 1 hộp tằm giống.
Chăm
sóc con tằm trên sàn gỗ trong thời gian 2 tuần, ba-mẹ của Quý thu kén đạt tổng
sản lượng khoảng 50kg (giá 110.000đồng/kg), doanh thu 5,5 triệu đồng, cộng
thành mỗi tháng thu nhập khoảng 11 triệu đồng. Liên canh với diện tích cây dâu
tằm là diện tích trồng cây hoa kim châm với tổng vốn đầu tư khoảng 25 triệu
đồng trên 0,5ha. Sau 4 tháng chăm sóc, bón phân từ con tằm thải ra, cây kim
châm bắt đầu giai đoạn thu hoạch khoảng 1.050kg hoa tươi thương phẩm, đạt lợi
nhuận hơn 20 triệu đồng mỗi tháng. Đặc biệt, loại cây hoa kim châm có thể giữ
vững năng suất hơn 5 năm sau mới phá bỏ gốc cây cũ để cải tạo đất, trồng gốc
cây mới trở lại...
Thương hiệu “Hoa kim châm hữu cơ Lâm Đồng”
“Qua đối chứng trên
các tài liệu khoa học thì vùng đất có độ cao từ 8.00m – 1.500m thuộc các địa
bàn Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Đà Lạt...rất thích hợp phát triển
thành những cánh đồng hoa kim châm nguyên liệu sơ chế sản phẩm tươi và chế biến
thành các sản phẩm khô cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm
hoa kim châm không chỉ giàu chất dinh dưỡng của một loại thực phẩm rau xanh, mà
còn có giá trị sử dụng như một vị thuốc dân gian với nhiều công hiệu. Như lá và
hoa chữa bệnh đổ máu cam, giúp an thai, lợi tiểu; phần rễ có tác dụng thanh
nhiệt, giảm đau, chữa sốt, sỏi tiết niệu, kiết lỵ viêm gan, vàng da...”- Quý
cho biết.
Tiếp theo khi thấy ba-mẹ
mình thu gom toàn bộ lượng phân tằm hàng ngày để ủ hoai mục dưới tán cây cà phê
khoảng hơn một tháng mới đưa ra bón cho cây hoa kim châm, Quý đã suy ra rằng “để
sống trọn vẹn vòng đời kéo thành những tổ kén bán ra thị trường, con tằm phải
ăn những lá dâu sạch bệnh và lượng phân thải ra đều chứa hàm lượng hữu cơ. Nhờ
vậy, khi bón phân tằm cho cây kim châm sinh trưởng tốt, cho sản phẩm hoa thu
hoạch không chỉ đạt sản lượng cao mà còn đạt tiêu chuẩn chất lượng rau hữu cơ
bồi bổ sức khỏe con người...”
Toàn bộ quy trình
trồng dâu nuôi tằm lấy kén, tận dụng nguồn phân tằm cung cấp nuôi dưỡng cây hoa
kim châm thương phẩm của ba- mẹ mình, được nam thanh niên khuyết tật Đặng Đình
Quý chép lại thành dự án dự thi khởi nghiệp đoạt giải Khuyến
Khích nói trên, đang đặt ra hy vọng ứng dụng rộng rãi trên vùng nông nghiệp Lâm
Đồng.
Mục tiêu của dự án
được Đặng Đình Quý chia sẻ là “nhằm tạo ra một thương hiệu hoa kim châm hữu cơ Lâm
Đồng dạng sản phẩm tươi đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và dạng sản phẩm sấy
khô theo nhu cầu xuất khẩu. Bởi dự án này gần như không áp dụng quá nhiều máy
móc công nghệ, thay vào đó là sử dụng nguồn phân tằm sẵn có tại địa phương với
cách làm thủ công đơn giản, chi phí thấp, góp phần xây dựng và phát triển ngày
càng nhiều nông nghiệp hữu cơ bền vững trong tương lai...” /.
THÁNG 11/2016