VĂN VIỆT
Khá nhiều hộ nông dân ở các vùng cà phê Đức
Trọng, Lâm Hà, Di Linh… đã và đang áp dụng các giải pháp ghép chồi mới trên
thân cây cũ, kết hợp với việc sử dụng đồng bộ các chất dinh dưỡng, điều hòa độ
pH khử chua cho đất, tạo bộ rễ mới cho cây cà phê già (từ 15- 20 năm tuổi),
hướng đến năng suất thu hoạch 7 tấn nhân/ha/năm.
Khử chua cho đất
Thống kê 3 năm qua, Lâm Đồng đã tái canh trồng mới và
ghép cải tạo trên diện tích hơn 24.000ha cà phê giống cũ già cỗi ( từ 15- 20
năm) thay thế với các giống cao sản như TR4, TR9, TR11…, tăng năng suất bình
quân từ hơn 2,8 tấn/ha lên ổn định từ 6-7 tấn/ha. Trong đó chiếm 50% diện tích
tái canh ghép cải tạo, phần lớn được thực hành từ những vườn cà phê quy mô hộ
gia đình canh tác từ 1- 2ha. Nếu áp dụng biện pháp
tái canh cà phê trồng mới phải mất từ 2- 3 năm luân canh cải tạo đất bằng các
loại cây hoa màu ngắn ngày, cộng với khoảng thời gian 3 năm thâm canh mới bước vào
thời kỳ cà phê kinh doanh, thì biện pháp ghép cải tạo vừa thu hoạch cà phê trên
cành, nhánh cây cũ hàng năm mà vẫn chăm sóc chồi cành mới phát triển. Tính ra
việc ghép cải tạo cà phê dù đến năm thứ 4 mới hoàn thành, nhưng vẫn không bị
gián đoạn thu nhập trang trải cuộc sống cho người sản xuất.
Để góp phần trẻ hóa cà phê phù hợp với
điều kiện canh tác của hộ gia đình ở địa phương, vào tháng 12/2012, Trung tâm
Khuyến nông Lâm Đồng đã phối hợp với Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến
Nông, Thanh Hóa (Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng) để xây dựng 2 mô hình tiêu biểu tại
vùng cà phê xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng, mỗi mô hình đang sản xuất 2ha cà
phê khoảng 20 năm tuổi. Mô trình được tiến hành đồng thời 3 giải pháp chính
trong 3 năm gồm: sử dụng phân bón cân đối; kiểm soát, điều hòa độ pH cho đất và
ghép chồi mới trên thân cây cà phê cũ. Cụ thể, hàng năm vào mùa khô sau khi thu
hoạch cà phê, tiến hành cắt tỉa cành già cỗi, cành xương cá yếu ớt và những
thân cây không còn tiềm năng phát triển…Chờ khi lá cà phê hơi rũ xuống mới tiến
hành tưới nước đợt một để giúp cây ra hoa, đậu trái đồng loạt. Đợt tưới thứ hai
cách đợt tưới đầu tiên khoảng 25-30 ngày để có thời gian ép cây nở hết những nụ
hoa còn lại. Mỗi gốc cây bón từ 400-500g phân “cà phê số 1 Tiến Nông”, bón phân
đến đâu thì tưới nước đến đó...
Kỹ sư của
Công ty cổ phần công nông nghiệp
Tiến Nông, Thanh Hóa -Chi
nhánh Lâm Đồng, anh Lương Văn Hoàn chia sẻ thêm: “Sau những đợt mưa đầu mùa hàng năm, cán bộ kỹ thuật của chúng tôi
trực tiếp hướng dẫn nông dân cải tạo độ
chua, phục hồi độ phì nhiêu của đất bằng chất điều hòa pH, giúp cây cà phê hấp thu tối đa dinh
dưỡng. Đồng thời kiểm tra phòng chống những bệnh thường gặp của cây cà phê như
tuyến trùng, thối rễ tơ, thối rễ cọc trước khi bón phân…” Bên cạnh đó, 2 mô
hình đã bắt tay vào ghép chồi mới trên thân cây cũ, tỉa bỏ số cành và chồi vượt
còn lại, rồi bón phân dinh dưỡng “Tiến Nông Cà phê số 2” với số lượng từ
400-500g/gốc. Đến giai đoạn chăm sóc vào.giữa và
cuối mùa mưa, 2 chủ vườn cà phê mô hình bón phân đợt 1 vào khoảng cuối tháng 6,
đầu tháng 7 bằng sản phẩm “Tiến Nông Cà phê số 3 từ 500 -600g/gốc”; đợt 2 bón “Tiến Nông Cà phê số 3” vào khoảng cuối tháng 8, đầu
tháng 9 với số lượng từ 600-700g/gốc…
Tăng thêm
thu nhập 50 triệu đồng/ha
Kết quả nghiệm thu sau hơn 3 năm cải tạo đất mới, trẻ
hóa cây cà phê tại 2 mô hình ở xã Bình Thạnh, Đức Trọng cho thấy: do vẫn lạm dụng
phân hóa học làm cho đất canh tác bị chua, có độ pH từ 4-5, ảnh hưởng đến sự
phát triển của bộ rễ, những vườn cà phê già cỗi, giống cũ chỉ đạt năng suất từ
3 đến 4 tấn nhân/ha/năm. Khi áp quy trình kỹ thuật và giải pháp dinh dưỡng mới của
Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng và Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông, Thanh
Hóa- Chi nhánh Lâm Đồng, đến nay 2 vườn cà phê mô hình được cải thiện độ pH lên
từ 5.2 - 6.0, đất tơi xốp, rễ tơ phát triển nhiều hơn, ở mặt dưới đất đào lên
thấy có nhiều giun, năng suất đạt đến 5- 7
tấn nhân/ha/năm, cao hơn năng suất canh tác theo biện pháp thông thường từ 2- 3
tấn nhân/ha/năm. Đặc biệt, cây cà phê được nâng cao khả năng chống chịu nhiều
loại sâu bệnh, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thấp, thu hoạch trái
chín đồng đều…Hạch toán theo giá cả niên vụ cà phê năm 2015- 2016, biện pháp
canh tác mới này đã tăng thêm lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng/ha/năm.
“Những vườn cà
phê 15- 20 năm tuổi, năng suất thấp trong nhiều năm liền (dưới 1,5 tấn nhân/ha),
nhưng cây vẫn có bộ rễ khỏe thì có thể áp dụng biện pháp cưa ghép cải tạo làm
trẻ hóa vườn cây để giảm chi phí, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại,
những vườn cà phê dù cùng 15- 20 năm tuổi, nhưng bộ rễ quá yếu, thường xuyên bị
sâu bệnh gây thối mục, thì nên tiến hành tái canh trồng mới.”- kỹ sư Lương Văn Hoàn nói. Và bởi
vậy, Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông,
Thanh Hóa - Chi nhánh Lâm Đồng cần tiếp tục tăng cường phối hợp với Trung tâm
Khuyến nông Lâm Đồng để chuyển giao hiệu quả hơn nữa quy trình kỹ thuật khử
chua cho đất, kết hợp giải pháp dinh dưỡng cho nông dân các vùng trọng điểm tái
canh, ghép cải tạo cà phê, nhằm góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm và
hướng tới mục tiêu sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn./.
THANG 6/2016