Với nguồn cây giống phúc bồn tử đầu dòng
ở vùng đất Đức Trọng có độ cao khoảng
1.000m, nhiều hộ nông dân ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương đã đưa lên trồng,
chăm sóc ở độ cao 1.500m, bước đầu đã thu về lợi nhuận.
Cùng đồng lòng xây dựng HTX Lộc Phát ở
xã Phú Hội, Đức Trọng, hơn chục hộ nông
dân đã tạo nên một chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ 2 sản phẩm chủ lực là
nấm bào ngư và xà lách xoong. Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX đang trên đường
cải thiện thu nhập cho từng hộ gia đình thành viên.
Ngày 23/11, khoảng 100 khách hàng ở Lâm Đồng đã tham
dự chương trình giới thiệu các dòng xe KIA công nghệ mới tại Chi nhánh Công ty
cổ phần Ô tô Trường Hải tại Đà Lạt ( số 2Bis, đường 3 Tháng 4), gồm KIA 7 chỗ (
Rondo, New Carens, New Sorento..); 5 chỗ (Morning Si, Rio, All New Cerato Koup,
All New Soul…), được sản xuất tại Hàn Quốc và lắp ráp tại Việt Nam.
Nông dân các
xã Liên Hà, Hoài Đức và Đông Thanh của huyện Lâm Hà đã đưa cây dâu tằm “chiếm
ngôi” cây cà phê với thu nhập cao nhất trong các loại cây công nghiệp dài ngày.
Đây là “lời giải” của hơn 3 năm chuyển giao nguồn giống dâu cao sản, ứng dụng kỹ
thuật mới nuôi tằm gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm tơ kén ở địa phương.
Cơ sở sản xuất kinh doanh Huỳnh Trung Quân, số 18B,
thôn Bắc Hội, xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng đang xây dựng hoàn thành nhà xưởng chế
biến rượu vang phúc bồn tử với diện tích 500 mét vuông, dự kiến sẽ khai trương
hoạt động vào đầu năm 2015. Ước tính tổng nguồn vốn đầu tư gần 2 tỷ đồng, gồm
60% số tiền xây dựng và 40% số tiền lắp đặt dây chuyền sản xuất công nghệ mới
do Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng chuyển giao, mỗi tháng đạt công suất chế
biến khoảng từ 2- 3 tấn phúc bồn tử trái tươi, cho ra thành phẩm khoảng 5-
6.000 chai rượu vang.
Trang bị một chiếc máy cơ khí nông nghiệp sản xuất tại
địa phương, một vài trang trại trên địa bàn huyện Đức Trọng đã chế biến tại chỗ
thức ăn cám viên cho chăn nuôi heo, gà, cá… với số lượng lớn hàng ngày, mang
lại những hiệu quả đáng khích lệ. Chiếc máy này được đặt tên theo chức năng
hoạt động là “Máy ép cám viên” do Công ty TNHH Cơ khí nông nghiệp Thanh Trị (thị
trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng) nghiên cứu sản xuất hoàn thành trong vòng 6 tháng
vừa qua.
Hơn một tháng cuối mùa mưa, đầu mùa khô vừa qua, HTX
Nông Lâm Súc Phi Vàng, xã Đạ Ròn, Đơn Dương đã tiến hành trồng, chăm sóc thực
nghiệm 01ha khoai tây Atlantic giống mới sinh trưởng ngoài trời khá tốt. So với
vườn khoai tây giống cũ canh tác ở diện tích bên cạnh, diện tích vườn khoai tây
atlantic giống mới phát triển thân, cành, lá xanh tốt hơn, không bị triệu chứng
nhiễm bệnh mốc sương héo rũ.
Từ ngày 01/01/2015, vùng nông nghiệp Lâm
Đồng phải loại trừ hoàn toàn thuốc Methyl Bromide xông hơi, khử trùng trong sản
xuất các loại rau, hoa… theo cam kết của Việt Nam đối với việc thực hiện Nghị định
thư Montreal của Liên Hiệp Quốc về chống suy giảm tầng ôzôn. Thay thế cho
Methyl Bromide, người sản xuất nông nghiệp của Lâm Đồng đã và đang tích cực tìm
các biện pháp khác nhau để vừa bảo vệ sự an toàn hơn cho đất, vừa nâng cao chất
lượng và năng suất cây trồng.
Qua song kính xe chạy đều trên cầu Rạch
Miễu, dòng sông Tiền mênh mang một dải phù sa nhuộm vàng - nối đôi bờ xứ dừa
Bến Tre với xứ vú sữa Tiền Giang – tôi mới nhận ra bây giờ là tháng mười, tháng
của miền Tây con nước đang lên.
Buôn ( thôn) Tu Póh, xã Đạ Chais ( Lạc Dương) có
khoảng 20 hộ (đa phần là đồng bào thiểu số bản địa) với gần 30ha cà phê arabica
niên vụ cà phê 2014- 2015, ước thu hoạch năng suất đạt từ 2,5- 3 tấn nhân/ha,
tăng gấp nhiều so với niên vụ năm ngoái.
Càng về cuối năm, những triền đồi “cà
phê nước trời” arabica ở xã Đạ Chais, Lạc Dương càng “phát lộ” những cành cây
trĩu quả, dự báo một mùa tăng sản lượng thu hoạch nhờ nâng cấp bởi các giải
pháp khoa học, kỹ thuật mới.
Lâm Đồng được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đánh giá là địa phương dẫn đầu trong cả nước về thực hiện hiệu
quả chương trình tái canh cà phê, trong đó đã phát huy tính chủ động của người
nông dân trong việc xây dựng mô hình điểm từ cấp xã đến cấp huyện và cấp
tỉnh.