VĂN VIỆT
Ngày 29/12, Hiệp hội Hoa Đà Lạt phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Tọa đàm về chiến lược phát triển ngành hoa bền vững. Đại diện lãnh đao Sở Công thương, Hiệp hội Doanh nghiêp, Hội Nông dân, Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế các huyện, thành; các doanh nghiệp, nông hộ sản xuất hoa tiêu biểu trong tỉnh tham dự.
Trình bày báo
cáo tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt Lại Thế Hưng cho biết, sản
phẩm hoa, cây giống hoa với thương hiệu “Hoa Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất
lành” đã được xuất khẩu đến hàng chục quốc gia ở các châu lục. Trong thị trường
nội địa, hoa Đà Lạt luôn chiếm ưu thế về chất lượng tiêu thụ. Diện tích, sản lượng
hoa tăng hàng năm từ 5-7%, đến nay đã có gần 10.800ha hoa với trên 4,4 tỷ cành
hoa, 400 giống hoa các loại.
Tuy vậy, nghề trồng hoa ở Lâm Đồng đang cạnh
tranh khốc liệt với sản phẩm hoa nhập từ Trung Quốc, Ecuador, Đài Loan; từ các
vùng trồng hoa lớn khác trong nước như Mộc Châu, Mê Linh, Sa Đéc, Sapa... Giá cả
sản phẩm hoa Lâm Đồng có lúc thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều nông hộ đã chuyển
đổi giống, loài hoa khác trên đất trồng hoa hồng, hoa cúc truyền thống; việc áp
dụng công nghệ sản xuất hoa chưa đồng bộ…“Cần có chiến lược phát triển hoa Đà Lạt
– Lâm Đồng một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh thị trường nội địa
và đẩy mạnh xuất khẩu, giúp người trồng hoa hội nhập với thế giới về tổ chức sản
xuất và thương mại hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới…”, Phó Chủ tịch Hiệp hội
Hoa Đà Lạt Lại Thế Hưng nhận định.
Ông Hà Ngọc Chiến, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng nêu các nhóm giải pháp chiến lược phát triển ngành hoa Lâm Đồng đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 gồm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức người trồng hoa thông qua hoạt động khuyến nông, hội nghị, hội thảo trong việc đầu tư xây dựng phát triển ngành hoa theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh phù hợp với cơ cấu sản phẩm; hỗ trợ các mô hình phát triển theo chuỗi, tổ hợp tác trồng hoa cắt cành, hoa lan, hoa chậu và cây trang trí; thu hút nguồn vốn ODA, FDI để đầu tư phát triển sản xuất hoa công nghệ cao, công nghệ thông minh; khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, bảo quản hoa sử dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc gắn với thương hiệu hoa Đà Lạt; nghiên cứu chọn tạo, bảo tồn và phát triển giống hoa có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao...
Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học F1 Hồ Anh Dũng cho rằng, sản xuất giống hoa cấy mô xuất khẩu ở vùng khí hậu Đà Lạt và phụ cận đạt doanh thu 50 tỷ đồng/ha/năm. Trong khi sản xuất hoa công nghệ cao khoảng 3,7 tỷ đồng/ha/năm và 285 triệu đồng/ha/năm doanh thu sản xuất trung bình trong ngành nông nghiệp. Thời gian tới cần quy hoạch khu sản xuất cây giống hoa cấy mô khoảng 10ha gắn với thị trường xuất khẩu mở rộng sang các nước Châu Âu, Mỹ, Úc…
Tham dự Tọa đàm, TS. Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh giải pháp chiến lược phát triển ngành hoa Lâm Đồng trong thời gian tới phải đột phá về khoa học công nghệ chọn tạo, nghiên cứu những giống hoa bản quyền từ nguồn gien bản địa đạt chất lượng và giá trị xuất khẩu cao; xây dựng hạ tầng cơ sở phuc vụ hoạt động logicstis, Trung tâm Giao dịch hoa; hình thành khu sản xuất hoa công nghệ cao để thu hút đầu tư; ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử kết nối giao thương sản phẩm hoa thương hiệu “Đà Lạt- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” ổn định, bền vững trên cả 2 khu vực thị trường trong nước và quốc tế…
THÁNG 12/2024